Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Covid-19: Không thể chiến đấu với ngọn lửa khi bị bịt mắt !

(MangYTe) - Sáng 17-3, Sở Y tế TP HCM dẫn một thông điệp khẩn cấp mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tăng cường làm xét nghiệm cho tất cả trường hợp nghi ngờ nhiễm virus gây bệnh Covid-19.

WHO xác định "xương sống" của phản ứng khẩn cấp đối với đại dịch Covi-19 chính là xét nghiệm, cách ly và theo dõi tiếp xúc. Thế giới đã chứng kiến sự leo thang nhanh chóng của các trường hợp mắc Covid-19. Nhiều trường hợp mắc và Tu vong hiện nay đã được báo cáo ở phần còn lại của thế giới bên ngoài Trung Quốc.

Thông điệp mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới trong cuộc chiến dập dịch Covid-19 đó chính là "Xét nghiệm"

"Chúng tôi đã chứng kiến sự leo thang nhanh chóng trong các biện pháp ứng phó với đại dịch như giữ khoảng cách xã hội, đóng cửa trường học, hủy bỏ các sự kiện thể thao và các cuộc tụ họp đông người khác. Nhưng chúng tôi chưa thấy sự leo thang đủ khẩn cấp trong xét nghiệm, cách ly và theo dõi tiếp xúc - đây chính là xương sống của phản ứng với đại dịch" - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, phát biểu khai mạc buổi họp báo về Covid-19 tại trụ sở của WHO ngày 16-3.

Theo WHO, các biện pháp tạo khoảng cách xã hội có thể giúp làm giảm sự lây truyền và cho phép các hệ thống y tế đối phó. Rửa tay và ho vào khuỷu tay của bạn có thể làm giảm nguy cơ cho chính bạn và người khác. Nhưng nếu mỗi quốc gia phản ứng theo cách riêng của mình thì không đủ để dập tắt được đại dịch này. Nó đòi hỏi sự kết hợp để tạo nên sự khác biệt, tất cả các quốc gia cần phải có cách tiếp cận toàn diện.

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mọi người không bị nhiễm bệnh và tăng hiệu quả cứu sống là phải phá vỡ được chuỗi lây truyền mầm bệnh. Để làm được điều này, phải làm xét nghiệm và cách ly. Chúng ta không thể chiến đấu với một ngọn lửa khi bị bịt mắt. Và, chúng ta không thể ngăn chặn đại dịch này nếu không biết ai bị nhiễm bệnh. WHO có một thông điệp đơn giản gửi đến tất cả các quốc gia: Xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Phải làm xét nghiệm kiểm tra mọi trường hợp nghi ngờ.

Hiện nay, số lượng Thu*c thử xét nghiệm được sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu trên toàn cầu. WHO đã chuyển gần 1,5 triệu mẫu xét nghiệm đến 120 quốc gia. WHO làm việc với các công ty sản xuất mẫu xét nghiệm để tăng tính sẵn sàng cho các chỉ định xét nghiệm cần thiết.

"Một lần nữa, thông điệp chính của chúng tôi là: xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng. Dù các bằng chứng mà chúng tôi đưa ra cho thấy những người trên 60 tuổi là những người có nguy cơ cao nhất, song cũng đã có những người trẻ tuổi, bao gồm cả trẻ em, đã ch*t vì căn bệnh này" - Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh.

Nguyễn Thạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/covid-19-who-keu-goi-xet-nghiem-xet-nghiem-va-xet-nghiem-20200317074402695.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY