Tin y tế hôm nay

Tin y tế

“Cuộc chiến” với sự kỳ thị của những người khỏi Covid-19

Dân trí Dù đã được chữa khỏi Covid-19 nhưng Giáo sư Park Hyun vẫn quyết định đi thang bộ lên căn hộ ở tầng 9 thay vì dùng thang máy vì không muốn để những người xung quanh lo lắng. Hàn Quốc phát hiện ổ dịch Covid-19 mới liên quan tới giáo phái Ông Trump đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ thiết bị y tế giúp Mỹ chống dịch Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc vượt 9.000

Giáo sư Park Hyun dừng lại để thở sau khi leo một vài bậc cầu tháng ở lối đi vào của trường kỹ thuật thuộc Đại học Quốc gia Busan - nơi anh đang giảng dạy. Mặc dù cảm thấy khó thở vì từng nhiễm virus corona, nhưng Park vẫn chọn đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy.

Park từng là “Bệnh nhân 47” tại Busan và là một trong hơn 5.000 người Hàn Quốc được chữa khỏi sau khi nhiễm virus corona.

Tuy vậy, 25 ngày sau khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 với Covid-19, Park lại rơi vào “trận chiến” mới chống lại sự kỳ thị nhằm vào những người từng mắc bệnh.

“Tôi hiểu những lo ngại và lo lắng của đồng nghiệp và hàng xóm, do vậy tôi chỉ sử dụng cầu thang bộ trong tòa nhà của trường đại học, thậm chí tôi cũng leo bộ lên căn hộ của mình ở trên tầng 9”, Park cho biết.

Park, 47 tuổi, từng mất 9 ngày nằm tại phòng đặc biệt trước khi được xuất viện. Sau đó, anh tiếp tục cách ly 14 ngày và thêm 10 ngày nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.

Tuy vậy, Park nói rằng nhiều người xung quanh anh vẫn nghĩ về dịch bệnh trước tiên, ngay cả khi anh đã khỏi bệnh.

Trong thời gian Park nằm viện, mẹ của anh từng nghe thấy tiếng hàng xóm gào thét trước cửa nhà rằng: “Tất cả chúng ta sẽ ch*t vì con trai của gia đình này”.

Park tin rằng tâm lý ngờ vực trong cộng đồng còn “ăn sâu” hơn rất nhiều, vì phần lớn các ca nhiễm trong giai đoạn dịch mới bùng phát tại Hàn Quốc là các tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, nơi cách Busan 100 km về phía tây bắc.

Tâm lý lo lắng

Park cho biết anh quyết định chia sẻ những trải nghiệm về thời điểm anh bị nhiễm bệnh cũng như phương pháp điều trị mà anh từng được áp dụng nhằm giúp xóa bỏ những bí ẩn xung quanh dịch Covid-19. Park đã ghi lại hành trình thăng trầm trong cuộc chiến với dịch bệnh trên Facebook, bắt đầu từ những ngày đầu tiên.

 “Bằng cách công khai danh tính, tôi nghĩ mọi người sẽ hiểu rằng tôi không phát tán tin vịt. Vẫn còn nhiều điều không rõ ràng, và sự lo lắng xuất phát từ chính những điều không rõ ràng đó”, Park nhận định.

Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc đã chậm lại kể từ khi dịch bùng phát mạnh hồi tháng 2 và đầu tháng 3. Tính đến nay, Hàn Quốc ghi nhận 165 ca Tu vong và 9.887 ca mắc Covid-19. Khoảng 5.408 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Các đồng nghiệp của Park chào đón anh quay trở lại làm việc hôm 30/3, nhưng không có cái ôm hay bắt tay nào. Park ăn trưa tại phòng thí nghiệm cùng các đồng nghiệp, nhưng ngồi ở bàn riêng cách xa họ vài mét. Anh luôn đeo khẩu trang trên mặt.

Nếu có bất kỳ ai cảm thấy lo lắng khi ngồi cạnh anh, Park cho rằng việc họ không thể hiện sự lo lắng đó ra ngoài đã là điều tốt lắm rồi.

“Vẫn có một số người dương tính trở lại sau khi đã hồi phục. Tôi luôn chú ý tới những người xung quanh mình”, Park nói.

Một số nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc, từng ghi nhận những trường hợp bệnh nhân được xuất viện, nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau khi đã hồi phục. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết những trường hợp này cần nghiên cứu dịch tễ thêm.

“Chúng ta bây giờ đã quay trở lại bình thường, nhưng mọi thứ không thể như trước đây. Chúng tôi từng tranh luận về việc ngồi gần nhau trong khi sử dụng chung một bàn phím, song điều này không còn xảy ra từ khi dịch bùng phát”, Giáo sư Ahn Seok-young, đồng nghiệp của Park, cho biết.

Nhiệm vụ đầu tiên của Park sau khi trở lại làm việc là chế tạo các hộp đựng xà phòng bằng công nghệ in 3D để tặng cho người cao tuổi ở Busan và các thành phố khác bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

"Nhiều người cao tuổi ở thành phố của tôi đang sống ở mức nghèo khổ và họ gặp khó khăn khi mua nước rửa tay. Chúng tôi sẽ gửi xà phòng và hộp đựng đến Daegu cùng các khu vực bị ảnh hưởng nặng khác", Park cho biết.

Thành Đạt

Theo Reuters

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-chien-voi-su-ky-thi-cua-nhung-nguoi-khoi-covid-19-20200401143638094.htm)

Tin cùng nội dung

  • Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, mỗi lượng vàng được các doanh nghiệp Hàn Quốc bán ra hơn 34,1 triệu đồng. Với giá vàng nguyên liệu ở Việt Nam rẻ hơn Hàn Quốc khoảng 2 triệu đồng/lượng, nếu 6kg vàng được mang trót lọt, người buôn lậu có thể hưởng khoản chênh tới 300 triệu đồng.
  • Giữa sự day dứt khôn nguôi trong thảm kịch chìm tàu Sewol, các bậc cha mẹ Hàn Quốc đang vật lộn với câu hỏi: Có nên dạy con tin tưởng và làm theo lời người lớn?
  • Các bạn được ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, trong khi có những ca trực bác sỹ thức thâu đêm suốt sáng, tiếp xúc với đủ tâm tư hỉ nộ ái ố. Khi các bạn được yên giấc say nồng, chúng tôi thức cùng bệnh nhân. Ngày này qua tháng khác, một số trong chúng tôi đã đánh mất đi cái tính cách thân ái vốn có của mình.
  • Cả tuần này, trời đổ mưa to, mình đã cảm nhận được cái lạnh của những cơn mưa thu và thế là mùa hè đã hết. Thời tiết lúc giao mùa này bao giờ cũng dễ chịu hơn.
  • Mùa tựu trường lại đến. Những tấm áo trắng tinh khôi lại nô nức kéo về Hà Nội rực cháy niềm đam mê cho khát vọng tương lai. Biết bao nhiêu ước mơ tươi đẹp lại được chắp cánh và thắp lên niềm hy vọng.
  • Thầy nói cho tôi hiểu, tôi sẽ chẳng là ai trên trái đất này nếu như không chịu học, và tôi sẽ là kẻ trắng tay khi một mai, mọi thứ hào nhoáng biến mất.
  • Khi có một biến động, chúng ta sẽ nhận ra các khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY