Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cuộc đời mới của người đàn ông sau 3 tháng ghép phổi

Hà Nội-Anh Ngô Văn Khương 33 tuổi, lái chiếc xe máy chở cậu con trai lớn học lớp 9 đi học, trong ánh mắt bất ngờ của hàng xóm.

Nhiều người trong xóm hôm 2/12 đứng lại nhìn theo hai bố con đi đến khuất dạng, hỏi vợ anh Khương: "Đã đi lại được rồi à?". Vợ anh cười cười: "Anh ấy còn tự bơm nước rửa sân, tưới rau, chăm cây cối nữa đấy".

Những công việc này với người khác không thể bình thường hơn, nhưng với anh Khương thì rất bất thường bởi 10 năm anh gần như nằm liệt giường, "đăng ký hộ khẩu" thường xuyên ở bệnh viện với máy thở do bệnh giãn phế quản giai đoạn cuối. Anh hầu như không tự sinh hoạt được mà phải nhờ vợ con chăm sóc, đến nỗi anh tự ví mình "ai đặt đâu nằm đấy".   

Cuộc sống thực sự chỉ trở lại với anh Khương mới hai tháng nay, kể từ ca phẫu thuật ghép phổi ngày 12/8. Anh Khương là bệnh nhân thứ hai được ghép phổi với ca mổ do bác sĩ Việt Nam thực hiện và là bệnh nhân ghép phổi đầu tiên được xuất viện.

Sáng 2/12, sau khi đưa con đến trường, anh Khương tự đi xe máy trở lại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tái khám. Đây là lần thứ hai anh kiểm tra lại sức khỏe sau khi được ghép phổi. Nếu như trước đây phải ngồi xe lăn cần người đẩy đi, bây giờ anh tự mình cầm giấy tờ, đi lại giữa các phòng khám trong viện.

"Sau ghép phổi, tôi nghĩ đến khi ra viện có lẽ sức khỏe sẽ trở lại 2 phần so với bình thường, không ngờ giờ đã khỏe đến 10 phần", anh Khương nói.

Hiện anh có thể tự thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày. Khi thay đổi thời tiết, anh vẫn còn đau tê ở vết mổ ghép phổi trên ngực trái, song không thấm tháp gì so với nỗi đau bệnh tật trước kia phải chịu đựng.

"Sự hồi phục của anh Khương thật sự là một điều kỳ diệu đối với chính bản thân anh, gia đình và các y bác sĩ", tiến sĩ Phạm Tiến Quân, Quyền Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nói.

Kết quả tái khám, nội soi lần này cho thấy phổi ghép của anh Khương rất tốt. Anh chỉ cần tiếp tục duy trì uống Thu*c theo đơn và khám định kỳ.

Anh Khương khi tái khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ngày 2/12. Ảnh: Thảo My.

Người hiến phổi cho anh Khương là Nguyễn Hồng Dương, 20 tuổi, ở Hải Dương. Dương là con trai độc nhất của vợ chồng ông Nguyễn Văn Sang. Tối 10/8, Dương gặp T*i n*n giao thông, ch*t não. Gia đình hiến tặng toàn bộ mô, tạng của Dương gồm tim, phổi, gan, 2 thận, 2 giác mạc và 9 gân, cứu sống ít nhất 5 người xa lạ. Vì nghĩa cử hiến tạng con này mà ông Sang phải chịu điều tiếng oan của người làng là đã bán tạng con. 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết ghép phổi là một trong những kỹ thuật ghép tạng khó và phức tạp nhất với quy trình gồm hàng trăm bước. Sau ghép phổi, việc chăm sóc và phục hồi cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn như kiểm soát nhiễm trùng phổi, chăm sóc đường hô hấp, Thu*c chống thải ghép, vật lý trị liệu và nâng cao thể trạng.

Hai lá phổi mới đã thích nghi trong cơ thể anh Khương, đưa anh trở lại cuộc sống bình thường.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cuoc-doi-moi-cua-nguoi-dan-ong-sau-3-thang-ghep-phoi-4021309.html)

Chủ đề liên quan:

chết não ghép phổi hiến tạng

Tin cùng nội dung

  • Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp: “ Khi sự sống được sẻ chia” và Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng.
  • Ngày 11/10, đoàn công tác của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã kết thúc đợt tập huấn, cung cấp những kiến thức về Ch?t não và các vấn đề liên quan đến hiến, ghép tạng,
  • SKĐS: Hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 - 26/10/2015), ngày 9/10, tại Hà Nội, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tổ chức Hội nghị khoa học Điều dưỡng lần thứ VII với chủ đề: “Xây dựng môi trường an toàn người bệnh: Những đổi mới trong đào tạo, quản lý và thực hành chăm sóc”.
  • Chiều ngày 25/9, tại lễ xuất viện của hai bệnh nhân được ghép tạng từ người cho ch*t não hiến từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều điều bất ngờ đã được chia sẻ.
  • Chiều tối ngày 12/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tới thăm 2 bệnh nhân ghép tim và ghép gan tại Bệnh viện (BV) Việt Đức từ nguồn tạng hiến tặng.
  • Mỗi ngày tại BV Hữu nghị Việt Đức có từ 2-3 bệnh nhân ch*t não và một năm hơn 11 ngàn trường hợp Tu vong do T*i n*n giao thông có thể hiến tạng.
  • Nhờ công nghệ Hệ thống chăm sóc Bộ phận người (OCS) mang tính cách mạng, quả tim người hiến tặng vẫn có thể hoạt động bình thường trong một chiếc hộp tách rời cơ thể người hiến cho tới giây phút nó được cấy ghép cho người cần.
  • Lễ vinh danh người hiến tạng tại TP.HCM vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp Bệnh viện Nhi đồng II và Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức đã diễn ra rất xúc động.
  • Đằng sau những ca hiến tạng trên thế giới là những câu chuyện ly kỳ và đầy cảm động, đôi khi người ta cứ ngỡ như trong một cuốn tiểu thuyết hay một câu chuyện cổ tích.
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY