Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống bé gái 3 giờ tuổi rất nguy kịch được sinh ra từ người mẹ mắc Covid-19

(MangYTe) - Chiều 9/7, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thông tin về việc cứu sống 1 bé gái sơ sinh bị suy hô hấp nặng được sinh ra từ người mẹ mắc Covid-19.

Trước đó, ngày 26/6, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé gái sơ sinh 3 giờ tuổi, con của sản phụ mắc Covid-19, được chuyển từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đến trong tình trạng rất nguy kịch do suy hô hấp nặng kèm rối loạn đông máu.Bệnh nhi là con của sản phụ N.T.N. (33 tuổi, ở Bắc Ninh), có tiền sử gù cột sống bẩm sinh, mang thai lần 2 được 32 tuần. Chị N.T.N. phát hiện dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 7/6/2021, được điều trị tại bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên, tình trạng hô hấp của bà mẹ nặng dần, khó thở tăng lên, được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 11/6. Tại đây, sản phụ được thở máy và tiếp tục dưỡng thai.Đến ngày 26/6 (sau 16 ngày nhập viện), sản phụ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, tuổi thai 35 tuần. Vào 14giờ30 cùng ngày, trẻ chào đời bằng bằng phương pháp phẫu thuật lấy thai cấp cứu do có dấu hiệu suy thai, nặng 2.300g. Sau đẻ, trẻ suy hô hấp nặng và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương lúc 3giờ tuổi, sau đó chuyển đến Trung tâm Sơ sinh khi có kết quả sàng lọc SARS-CoV-2 âm tính.

Ngày 9/7, sau 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, trẻ đã được xuất viện.

Bác sĩ Lê Thị Hà - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh cho biết, ngay khi nhập viện, trẻ được chuyển đến phòng cách ly để chăm sóc đặc biệt. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi xuất huyết phổi 2 lần, nguy cơ Tu vong rất cao. “Chúng tôi đã sử dụng tất cả các biện pháp điều trị tích cực như cho trẻ thở máy tần số cao, sử dụng surfactant, khí NO và nhiều Thu*c vận mạch trong quá trình điều trị. Rất may mắn, sau 12 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, hiện trẻ đã tự thở, tình trạng sức khỏe ổn định, ăn uống tốt.” – bác sĩ Hà chia sẻ.Kết quả 3 lần xét nghiệm Covid-19 của bệnh nhi đều âm tính. Ngày 9/7, trẻ được ra viện.Được biết, do mẹ mắc Covid-19 phải điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bố và bà của trẻ cũng phải đi cách ly tập trung nên khi nhập viện, mọi thủ tục và việc chăm sóc trẻ đều do các bác sĩ và điều dưỡng của Trung tâm Sơ sinh đảm nhiệm. Trẻ được ăn sữa mẹ hoàn toàn từ Ngân hàng sữa mẹ của Bệnh viện.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/cuu-song-be-gai-3-gio-tuoi-rat-nguy-kich-duoc-sinh-ra-tu-nguoi-me-mac-covid-19-426597.html)

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY