Chị Đ.T.T., 20 tuổi, ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, mang thai tuần thứ 35 tuần đi khám thai định kỳ tại bệnh viện địa phương, phát hiện huyết áp tăng cao, được chỉ định nhập viện.
Trong thời gian theo dõi tại viện, chị T. xuất hiện dấu hiệu nhau bong non nên các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật lấy thai khẩn cấp để cứu mẹ và bé.
Sau mổ 14 giờ, sản phụ lơ mơ, mạch khó bắt, huyết áp thấp, xuất hiện tình trạng vàng da toàn thân, được chuyển khẩn cấp đến bệnh viện chuyên khoa của địa phương.
Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị tích cực, truyền đến 6 đơn vị hồng cầu lắng, tiến triển bệnh nhân không khá hơn, kết quả xét nghiệm ghi nhận bệnh nhân suy đa cơ quan nên được chuyển lên BVĐK Trung ương Cần Thơ điều trị.
Ê kip thầy Thu*c phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân
Tại BVĐK Trung ương Cần Thơ, lúc 12 giờ 40 phút ngày 18/6/2021: Bệnh nhân lơ mơ, mạch nhanh, huyết áp thấp, da niêm vàng, bụng chướng căng, sonde dạ dày ra khoảng 250ml máu đỏ tươi.
Thầy Thu*c của bệnh viện đã tiến hành nội soi dạ dày cấp cứu (phát hiện nhiều ổ loét nông ở tâm vị), hồi sức nội khoa tích cực, truyền máu và chuyển Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc theo dõi và điều trị, tiếp tục truyền máu và các chế phẩm máu, kháng sinh.
Thầy Thu*c đã liên tục hội chẩn các chuyên khoa để đưa ra hướng xử trí tốt nhất cho bệnh nhân. Ngày 21/6/2021 sau quá trình hồi sức tích cực nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn không cải thiện, siêu âm ghi nhận nhiều dịch trong ổ bụng dạng máu.
Hội chẩn toàn bệnh viện với chẩn đoán: Nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, suy gan cấp, suy thận cấp, rối loạn đông máu, xuất huyết nội - hậu phẫu mổ lấy thai ngày thứ 5 do nhau bong non có hội chứng HELLP.
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu dù tình trạng rất nặng. Ê kíp do ThS.BS Nguyễn Hữu Thời – Phó Khoa phụ trách Khoa Phụ Sản; ThS.BS Trần Thị Kim Luyến – Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức thực hiện đường mổ vào ổ bụng thấy có khối máu tụ khoảng 400 gr sau lớp cân trước phúc mạc, mở phúc mạc thành bụng hút ra 3.000ml máu đỏ sậm không đông.
Thầy Thu*c đã tiến hành thắt hai động mạch tử cung, 2 dây chằng tròn, 2 động mạch buồng trứng trong (để phòng ngừa chảy máu tử cung thứ phát do rối loạn đông máu), rửa sạch ổ bụng, cầm máu các điểm chảy máu ở phúc mạc thành bụng và đoạn dưới tử cung….
Sau mổ sản phụ được chỉ định lọc máu liên tục. qua 6 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân ổn định dần, các chỉ số xét nghiệm dần trở về bình thường.
Quá trình cấp cứu và điều trị, bệnh nhân đã được truyền tổng cộng 46 đơn vị máu và chế phẩm máu (11 đơn vị hồng cầu lắng, 30 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, 05 đơn vị tiểu cầu).
Trong niềm vui của gia đình, chồng của sản phụ cho biết: sức khỏe của vợ anh là niềm vui mừng rất lớn của gia đình, có những lúc tưởng chừng như không thể qua khỏi, khi bác sĩ giải thích cần mổ lần thứ hai và nguy cơ Tu vong rất cao, gia đình chỉ biết cầu mong và tin tưởng vào thầy Thu*c với tinh thần “còn nước còn tát.
Hiện nay bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, sinh hiệu ổn định, bụng mềm, vết mổ khô, đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học truyền máu. Cháu bé sức khỏe ổn định, đã được xuất viện về nhà.
Thành công của sản phụ này là kết quả của quả trình điều trị các tuyến: chỉ định phẫu thuật kịp thời của tuyến trước, sự chuyển tuyến của bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện huyết học truyền máu thành phố cần thơ đã cung cấp số lượng máu lớn và kịp thời.
Bên cạnh đó, không thể kể đến sự quyết đoán, năng lực chuyên môn và đặc biệt tinh thần quyết tâm không bỏ cuộc của tập thể y, bác sĩ BVĐK Trung ương Cần Thơ.
Chủ đề liên quan:
sản phụ