Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đà Nẵng chia vùng tiếp tục 10 ngày thực hiện các biện pháp quyết liệt chống dịch.

(MangYTe) - Sau 10 ngày thực hiện phương án “ai ở đâu ở đó”, từ 8 giờ ngày 26/8, Đà Nẵng xác định các vùng lây nhiễm trên địa bàn theo 3 cấp, vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh để tiếp tục áp dụng áp dụng các biện pháp phù hợp trong công tác chống dịch.

Theo đó, sau khi kết thúc 10 ngày thực hiện biện pháp siết chặt chống dịch theo phương châm “ai ở đâu, ở đó”, từ 8 giờ ngày 26/8 đến 8 giờ ngày 5/9 (10 ngày) tp đà nẵng tiếp tục áp dụng biện pháp thực hiện các hoạt động quy định tại quyết định số 2788/qđ-ubnd ngày 14/8/2021 của chủ tịch ubnd thành phố. đồng thời bổ sung, điều chỉnh một số hoạt động mà người dân được phép tham gia.

Thành phố cũng chia ra 3 vùng là "vùng đỏ", "vùng vàng" và "vùng xanh" để tiếp tục áp dụng áp dụng các biện pháp phù hợp trong công tác chống dịch. "vùng đỏ" là những địa bàn có mức độ nguy cơ rất cao. vùng này phải cách ly tuyệt đối ít nhất 14 ngày, phải áp dụng biện pháp theo quy định tại quyết định số 3986/qđ-byt ngày 16/9/2020 của bộ trưởng bộ y tế và công điện số 1168/cđ-byt ngày 7/8/2021 của bộ y tế về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 để giảm mức độ nguy cơ.

Đà Nẵng tiếp tục siết chặt các biện pháp chống dịch thêm 10 ngày kể từ ngày 26/8. Ảnh X.N 

"Vùng vàng" là những địa bàn có mức độ nguy cơ và nguy cơ cao. Vùng này tiếp tục áp dụng biện pháp thực hiện các hoạt động quy định tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời bổ sung, điều chỉnh một số hoạt động mà người dân được phép tham gia, cụ thể như:

Được bố trí tối đa 100% số người làm việc ở các công ty thương mại đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi. hoạt động tại cơ quan, công sở nhà nước với các điều kiện như bố trí tối đa 10% số người làm việc, thực hiện 3 tại chỗ, có kết quả xét nghiệm định kỳ âm tính với vi rút sars-cov-2 theo quy định; đã được tiêm vắc xin phòng covid-19.

Đối với những người tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa thuộc các đơn vị cung ứng hàng hóa và những người giao hàng công nghệ (gọi chung là shipper) đảm bảo các điều kiện như thời gian hoạt động hàng ngày từ 6 giờ đến 20 giờ, đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng covid-19. thực hiện xét nghiệm sars-cov-2 định kỳ mỗi 3 ngày 1 lần bằng phương pháp rt-pcr và đảm bảo các quy định.

Đối với những địa bàn có mức độ nguy cơ thấp gọi là "vùng xanh". Vùng này do Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định thiết lập khi 14 ngày liên tục không có ca bệnh nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Vùng xanh theo quy mô cấp phường, xã áp dụng các biện pháp theo quy định tại chỉ thị số 05/ct-ubnd ngày 30/7/2021 của chủ tịch ubnd thành phố. trường hợp phát sinh ca bệnh covid-19, căn cứ hướng dẫn của ngành y tế, quyết định chuyển sang vùng vàng hoặc vùng đỏ và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng. 

Vùng xanh ở các khu dân cư tại các phường, xã áp dụng các biện pháp theo quy định được áp dụng cho vùng vàng để bảo vệ vùng xanh, không để có ca bệnh nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Trước đó, từ ngày 31/7, tp đà nẵng đã ban hành chỉ thị 05 về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để thực hiện các biện pháp cao hơn trong công tác phòng, chống dịch theo chỉ thị số 16 của thủ tướng chính phủ. sau đó đà nẵng đã ban hành quyết định 2788 về bổ sung và điều chỉnh một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch covid-19. quyết định này đà nẵng thực hiện giãn cách toàn thành phố theo nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó" trong 7 ngày.

Theo đó, kể từ 8h ngày 16/8 đến 8h ngày 23/8, đà nẵng dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn, yêu cầu mọi người dân tuyệt đối không được ra khỏi nhà, nơi đang cư trú, "ai ở đâu thì ở đó", không được di chuyển đi lại ngoài đường. đồng thời, thực hiện tuyệt đối nhà cách ly với nhà; mọi người không được di chuyển ra, vào thành phố, trừ những người được phép tham gia và các hoạt động được quy định.

Tiếp đó, tp đà nẵng quyết định kéo dài thêm thời gian "ai ở đâu thì ở đó" thêm 3 ngày từ 23/8 đến 26/8 để tập trung xét nghiệm đủ 3 lần cho 100% hộ dân và có cơ sở xây dựng kịch bản chống dịch theo thời gian tiếp theo.

X.N

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/da-nang-chia-vung-tiep-tuc-10-ngay-thuc-hien-cac-bien-phap-quyet-liet-chong-dich-111088.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY