Tâm sự hôm nay

Dâng cuộc sống cho đời mãi xanh

Chương trình giao lưu Tôn vinh người hiến thận tự nguyện nhân kỷ niệm ca ghép thận thứ 200 và hơn 10 năm thực hiện ca ghép thận đầu tiên tại BV TW Huế
Sáng 16/11/2014, tại TP. Huế, Bệnh viện TW Huế phối hợp với Báo SK&ĐS, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức chương trình giao lưu Tôn vinh người hiến thận tự nguyện nhân kỷ niệm ca ghép thận thứ 200 và hơn 10 năm thực hiện ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện.

Đến tham dự chương trình Tôn vinh người hiến thận tự nguyện, về phía tỉnh Thừa Thiên Huế, có ông Trần Thanh Bình - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều lãnh đạo các ban, ngành. Về phía Bộ Y tế, có PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng lãnh đạo Cục QLKCB, Văn phòng Bộ Y tế.

Phát biểu tại buổi giao lưu, GS.TS. Bùi Đức Phú - AHLĐ, Giám đốc Bệnh viện TW Huế cho biết, ca ghép thận đầu tiên của bệnh viện thực hiện ngày 31/7/2001 với sự cho phép của Bộ Y tế và thẩm định kỹ càng của Hội đồng ghép tạng quốc gia đứng đầu là GS.TSKH. Lê Thế Trung và GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng. Đến tháng 10/2003, bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép được độc lập ghép thận. Cẩn trọng, khai thác tối ưu các chuyên khoa khác nhau, xây dựng êkíp ghép thận chuyên nghiệp, cải tiến kỹ thuật ghép để thích ứng với mọi bất thường giải phẫu, ứng dụng các phác đồ chống thải ghép hiệu quả, điều này đã mang lại kết quả rất thuyết phục. Đến nay, có thể khẳng định Bệnh viện TW Huế là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực ghép tạng, số ca ghép thận tại bệnh viện chiếm 1/5 tổng số các ca ghép thận trong cả nước, dù bệnh viện triển khai chậm hơn gần 10 năm. 200 ca mổ lấy thận với tỉ lệ an toàn 100% đồng thời là 200 ca mổ ghép thận có tỉ lệ thành công 100%, với chức năng thận ghép hoạt động tốt trong năm đầu tiên là 100%, là một kết quả hết sức thuyết phục có thể so sánh với các trung tâm ghép thận thế giới. Nhìn lại hành trình ghép thận của bệnh viện, GS.TS. Bùi Đức Phú cho biết, nguồn tạng từ người cho ch*t não là hết sức phong phú nhưng do nhiều vấn đề, quan niệm về tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng nên chưa được cộng đồng thông hiểu. Thân nhân của người ch*t não có vai trò quyết định trong việc cho hay không cho tạng. Một người ch*t do chấn thương sọ não vì T*i n*n giao thông có thể cứu sống được 7 người bệnh với thận, gan, tim, phổi và tụy tạng của mình...

Đến dự và chia vui với tập thể cán bộ thầy Thu*c của Bệnh viện TW Huế, PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định với nhiều cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, Bệnh viện TW Huế xứng đáng là trung tâm y tế chuyên sâu lớn của khu vực miền Trung -Tây Nguyên. Trong đó, đáng kể nhất là kỹ thuật ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng, được sự tin tưởng của nhân dân và lãnh đạo Bộ Y tế. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đã gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến những người đã hiến tạng, chính họ không chỉ cứu sống những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ đợi sự sống mà còn góp phần rất lớn cho sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật ghép tạng Việt Nam.

Trong phát biểu chào mừng của mình, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, biểu dương sự cố gắng không mệt mỏi của cán bộ thầy Thu*c Bệnh viện TW Huế, đứng đầu là GS.TS. Bùi Đức Phú trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cùng với Bộ Y tế, giúp bệnh viện phát triển xứng tầm là irung tâm y tế lớn của cả nước.

Là khách mời tại buổi giao lưu Tôn vinh những người hiến thận, nhà báo, TTƯT Trần Sĩ Tuấn - Tổng biên tập Báo SK&ĐS chia sẻ, kỹ thuật ghép tạng của nước ta đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nước trong khu vực Đông Nam Á khoảng 20 năm, nhưng đến nay trình độ ghép tạng ở nước ta đã tiến bộ vượt bậc, tiếp cận và nắm được toàn bộ kỹ thuật cơ bản ghép tạng của thế giới, một số kỹ thuật đã đạt trình độ của những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến... Điều đáng tự hào đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là Bệnh viện TW Huế đã tạo lên nét vẽ đầu tiên của Việt Nam trên bản đồ ghép tim thế giới. Tình trạng cò mồi, buôn bán nội tạng người diễn ra ở nhiều nước, nguyên nhân là do mất cân đối nghiêm trọng về nhu cầu được ghép với nguồn cung. Từ mất cân đối cung - cầu dẫn đến những kẻ cò mồi buôn bán bất hợp pháp nội tạng. Để khắc phục được điều này cần phải dựa vào truyền thông để người dân hiểu và sẵn sàng hiến tạng. Đồng thời truyền thông mạnh mẽ để người muốn hiến tạng, biết được nơi tiếp nhận và họ hiểu đó là làm việc thiện. Ở nước ta, quan niệm của người dân vẫn là ch*t toàn thây nhưng bên cạnh đó, đạo Phật lại có câu: cứu một người phúc đẳng hà sa. Vì vậy, cần vận động Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng vào cuộc với các cấp, các ngành chung tay với ngành y tế. Báo chí có công rất lớn trong phát hiện những đường dây buôn bán nội tạng nhưng cũng cần thận trọng khi đưa thông tin tránh đưa thông tin một chiều. Bởi tâm lý của những kẻ cò mồi là nâng giá của bên mua và hạ giá của bên bán nên bịa đặt thông tin. Ở Việt Nam đến nay chưa phát hiện được bệnh viện và bác sĩ nào tiếp tay cho những kẻ xấu buôn bán nội tạng...

PGS.TS. Trịnh Hồng Sơn - Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, cho biết thêm: hiện nay với vai trò là điều phối, Trung tâm đang cố gắng nỗ lực xây dựng các danh sách người sẵn sàng hiến đồng thời nỗ lực cùng với giới truyền thông để tuyên truyền cho người dân về ý nghĩa nhân văn của hiến tạng, đặc biệt là đối với những người ch*t não.

Chúng ta hết sức tự hào về ngành ghép tạng tại Việt Nam đã có được những bước tiến dài. Kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất đều sẵn sàng, khó khăn nhất hiện nay mà chúng ta đang phải đối mặt chính là sự khan hiếm nguồn tạng hiến mặc dù ở nước ta mổi năm có hàng ngàn trường hợp ch*t não nhưng hầu hết người nhà không đồng ý cho tạng, trong khi đó luôn có hàng chục nghìn người bệnh chờ ghép. Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người ra đời từ năm 2007, nhưng cần phải đi vào cuộc sống">cuộc sống mạnh mẽ hơn nữa và tiến tới cần có sự điều chỉnh về luật định, chính sách, chế độ nhằm đẩy mạnh chương trình tự nguyện hiến tạng khi còn đang sống, quyền cá nhân tự nguyện hiến tạng sau khi ch*t não. Cần có quy định để hỗ trợ bù đắp một cách thiết thực hơn cho người hiến tạng khi còn sống, bảo đảm họ được duy trì sức khỏe và ổn định đời sống. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng thu hẹp khoảng cách cung - cầu trong ghép tạng, dần tiến tới xóa bỏ nạn buôn bán nội tạng trái phép.

Anh Tuệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dang-cuoc-song-cho-doi-mai-xanh-8617.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY