Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Đánh giá thần kinh trước phẫu thuật

Điều quan trọng ở những bệnh nhân nguy cơ cao là tránh sử dụng các Thu*c trong giai đoạn sau phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ tiến triển mê sảng, bao gồm meperidin và hầu hết các benzodiazepin.

Mê sảng xảy ra sau đại phẫu thuật ở khoảng 9% bệnh nhân trên 50 tuổi. Mê sảng sau phẫu thuật đi kèm với tỷ lệ cao hơn các biến chứng tim và phổi sau phẫu thuật, hồi phục chức năng kém và kéo dài thời gian nằm viện. Một vài yếu tố trước phẫu thuật có liên quan với tiến triển của mê sảng sau phẫu thuật. Những bệnh nhân có ba hoặc hơn các yếu tố này đặc biệt có nguy cơ cao.

Điều quan trọng ở những bệnh nhân nguy cơ cao là tránh sử dụng các Thu*c trong giai đoạn sau phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ tiến triển mê sảng, bao gồm meperidin và hầu hết các benzodiazepin.

Đột quị có thể xuất hiện ở 3% bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim, phẫu thuật động mạch cảnh hoặc phẫu thuật mạch ngoại vi nhưng chỉ gặp ở dưới 1% tất cả các loại phẫu thuật khác. Tuổi cao, hẹp động mạch cảnh có triệu chứng (đặc biệt khi hẹp > 50%), và rung nhĩ sau phẫu thuật là các yếu tố dự đoán độc lập của đột qụy sau phẫu thuật. Hầu hét các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng tiếng động mạch cảnh không triệu chứng và hẹp động mạch cảnh không triệu chứng có liên quan với tăng ít hoặc không tăng nguy cơ đột quị sau phẫu thuật. Tuy nhiên, trong phẫu thuật nối tắt động mạch vành, tình trạng nghẽn hoặc hẹp động mạch cảnh không tnệu chứng thì trên 70% có tăng nguy cơ đột quị cùng bên sau phẫu thuật. Cắt bỏ áo trong động mạch cảnh dự phòng ở hầu hết bệnh nhân bị bệnh động mạch cảnh không triệu chứng là không có lợi. Mặt khác, những bệnh nhân bị bệnh mạch cảnh mà thích hợp cho phẫu thuật cất bỏ áo trong động mạch cảnh thì nên tiến hành phẫu thuật trước khi phẫu thuật ngoài tim theo kế hoạch. Một số bệnh nhân cần cả phẫu thuật tim và động mạch cảnh. Thời gian lý tưởng của hai thủ thuật này là không chắc chắn và tuỳ theo từng bệnh nhân. Nhìn chung, đầu tiên nên nhằm vào tình trạng đe doa tính mạng và có triệu chứng. Hậu quả xấu về thần kinh là đặc biệt hay gặp sau phẫu thuật nối tắt động mạch vành. Trong một nghiên cứu lớn gần đây, tỷ lệ các biến chứng thần kinh nghiêm trọng (Tu vong, đột quị không gây Tu vong, sững sờ, hoăc hôn mê, mất hoạt động nhận thức, khiếm khuyết về trí nhớ hoặc co giật) là 6,1%. Hậu quả thần kinh đi kèm với tăng rõ rệt tỷ lệ Tu vong, thời gian nằm viện lâu hơn. Yếu tố dự đoán quan trọng nhất của hậu quả về thần kinh sau phẫu thuật nối tắt động mạch vành là biểu hiện của xơ vữa động mạch cảnh gốc, tiến sử có bệnh thần kinh, tiền sử có bệnh phổi, và trên 70 tuổi.

Bảng 1-9. Các yếu tố nguy cơ xuất hiện mê sảng sau phẫu thuật

Các yếu tố trước phẫu thuật

Tuổi > 70.

Nghiện rượu.

Tình trạng nhận thức kém.

Tình trạng hoạt động thể chất kém.

Mức natri, kali, glucose huyết thanh bất thường rõ rệt.

Phẫu thuật phình động mạch chủ.

Phẫu thuật lồng ngực ngoài tim.

Các yếu tố sau phẫu thuật

Sử dụng meperidin hoặc các benzodiazepin.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/danhgiaphauthuat/danh-gia-than-kinh-truoc-phau-thuat/)

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY