Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong ở trẻ em: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Trẻ em ở mọi lứa tuổi, những trẻ có trọng lượng cơ thể từ 6, 7kg trở lên thường đạt kết qiuả tốt. Nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu quay sang phải

Đại cương

Cũng như người lớn, đặt ông thông qua da vào tĩnh mạch cảnh trong để đưa một ông thông cổ lốn vào tĩnh mạch trung tâm tới gần nhĩ phải (tĩnh mạch chủ trên). Hiện nay đó là một đường truyền tĩnh mạch quan trọng trong hồi sức cấp cứu. ở trẻ em, các điểm chuẩn của tam giác Xêđilô (Sedillot) thường khó xác định, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Chỉ định

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Truyền dịch trong suy tuần hoàn cấp.

Nuôi dưỡng người bệnh.

Kích thích tim bằng một ông thông điện cực khi có nhip chậm.

Chống chỉ định

Khi có mở khí quản.

Chuẩn bị

Bác sĩ được đào tạo về thủ thuật này

Khử khuẩn tay, đeo găng, mũ, áo choàng, khẩu trang vô khuẩn.

Đứng ồ đầu hay ở bên trái bệnh nhi.

Phương tiện

Bộ ống thông có kim kiểu Veinocath có đường kính như sau:

Kim 0,4mm, ống thông 0,5mm cho trẻ em nặng dưới 15kg.

Kim 0,6mm, ống thông 0,8mm chc trẻ em nặng từ 15kg trở lên.

Bơm tiêm 5ml.

Gạc, găng vô khuẩn.

Kim khâu da, chỉ lanh lụa.

Người bệnh

Trẻ em ở mọi lứa tuổi, những trẻ có trọng lượng cơ thể từ 6 - 7kg trở lên thường đạt kết qiuả tốt. Nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu quay sang phải, mặt phẳng của cổ trùng với mặt phẳng kéo dài của thân. Cho Thu*c an thần nếu có giãy giụa.

Hồ sơ bệnh án

Theo quy định.

Các bước tiến hành

Khử khuẩn vùng cổ bên phải, má và tai phải.

Đặt săng có lỗ trên vùng cổ bên phải.

Đường chọc kim:

Kỹ thuật Mostert: điểm chuẩn là sụn phễu, phía ngoài động mạch cảnh, phía trong cơ ức đòn chũm, hướng kim về phía điểm nốỉ 1/3 trong và 2/3 ngoài của xương đòn.

Kỹ thuật F. Gold:

Thủ thuật viên: tìm điểm chuẩn bằng bàn tay trái:

Ngón tay cái ở mỏm xương chũm.

Ngón tay giữa ỏ chạc xương ức.

Ngón tay trỏ tìm động mạch cảnh và đè nhẹ lên (mạch đập)

Tay phải: cầm kim có lắp bơm tiêm, hướng về phía núm vú phải, chọc kim ở phía ngoài ngón trở và làm một góc 45° so vói mặt phang cổ. Chọc kim qua da sâu chừng 1 - 2cm, vừa chọc vừa hút. Khi có máu đen trào vào bơm tiêm là kim đã vào tĩnh mạch.

Bỏ bơm tiêm ra, lấy ngón tay trỏ bịt đốc kim để máu khỏi chảy và tránh không khí lọt vào tĩnh mạch

Luồn ông thông vào sâu chừng lOcm tính từ đầu ông thông đến đốc kim là được. Có thể dùng một dây dẫn inox cho vào kim rồi mới luồn ông thông qua dây dẫn (phương pháp Seldinger).

Luồn một mũi chỉ qua da cạnh ống thông buộc thắt nút rồi quấn 2- 3 vòng quanh ống thông, mỗi lần quấn một lần buộc. Không xiết chặt quá đến mức làm hẹp ông thông.

Làm một quai ở đoạn ông thông còn lại bên ngoài, cô" định quai ỏ vùng hạ đòn phải bằng băng dính.

Lấy gạc và băng dính băng kín chỗ chọc kim.

Tai biến và biến chứng

Như ở ngưòi lớn.

Rút bỏ ống thông

Như ở người lớn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/dat-ong-thong-tinh-mach-canh-trong-o-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY