Dinh dưỡng hôm nay

Dầu cá với sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Trong quá trình phát triển của trẻ và bảo vệ sức khỏe người mẹ, các chất dinh dưỡng và vitamin đóng vai trò quan trọng, trong đó dầu cá

Dầu cá được lấy từ đâu?

Dầu cá có nhiều trong cá biển như cá trích, cá thu, cá hồi. Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3 (EPA và DHA) và vitamin A, vitamin D (có nhiều trong dầu gan cá).

Trong 100g mỗi loại cá trích, cá thu, cá hồi, cá chép có lượng lipid và omega-3 tương ứng như: 13,9g; 13,9g; 5,4g; 5,6g và 1,7g; 2,5g; 1,2g; 0,3g. Một viên dầu cá có chứa khoảng 1.000mg dầu nhưng lượng omega-3 thì có sự khác biệt giữa các loại dầu cá, có khoảng từ 100 - 700mg chất omega-3 (EPA DHA).

Omega-3 là một loại acid béo không no, nó là tiền chất của DHA (chữ viết tắt của docosahexaenoic acid) và EPA (viết tắt của eicosapentaenoic acid). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

Nhu cầu của omega-3 trong ngày đối với trẻ dưới 6 tháng DHA cần 0,1-0,18% năng lượng/ngày, trẻ từ 6-24 tháng DHA cần 10-12mg/kg cân nặng/ngày, trẻ từ 2-4 tuổi cần 100-150mg (DHA EPA), trẻ từ 4-6 tuổi cần 150-200mg (DHA EPA), trẻ từ 6-10 tuổi cần 200-250mg (DHA EPA).

Dầu cá đem lại nhiều lợi ích cho bà mẹ và trẻ em.

Dầu cá cung cấp cho cơ thể những chất và vitamin nào?

Chất béo: Lipid là nhóm giàu năng lượng so với các nhóm thực phẩm khác. 1g chất béo cho 9Kcal trong khi 1g chất đạm hoặc 1g chất bột đường chỉ cho 4Kcal.

Chất béo là dung môi hòa tan các vitamin: Vitamin A, D, E, K..., vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ không thể thiếu dầu hoặc mỡ. Theo khuyến nghị, nhu cầu về lipid cho người Việt Nam hàng ngày như sau:

Tỷ lệ năng lượng do lipid/năng lượng tổng số với trẻ đang bú mẹ dưới 6 tháng tuổi chiếm 40-60%; trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi chiếm 30-40%; từ 3 - 5 tuổi chiếm 25-35%; từ 6 - 19 tuổi chiếm 20-30%; từ 20 - 70 tuổi chiếm 20-25%. Trong khẩu phần ăn của trẻ thì chất béo động vật và chất béo thực vật là 70% và 30%, trẻ cần ăn cả chất béo động vật và thực vật theo tỷ lệ 1:1 (1 bữa mỡ, 1 bữa dầu).

Omega-3: Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo, trong đó DHA chiếm một số lượng khá lớn. Omega-3 cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh.

Người trưởng thành DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride máu, giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp dự phòng xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim.

Omega-3 có tác dụng giảm rối loạn nhịp tim nên những người bị nhồi máu cơ tim khi bổ sung dầu cá sẽ làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát. Ăn cá 1 - 2 lần mỗi tuần cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não).

Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển thì trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Trẻ được bú sữa mẹ và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm.

Cho trẻ uống vitamin A tại trạm y tế phường. Ảnh: TM

Vitamin A: Là một trong những vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em.

Vitamin A có rất nhiều chức phận quan trọng trong cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc.

Khi thiếu, trẻ chậm lớn, còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp; thiếu nặng đưa đến khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa.

Nhu cầu vitamin A ở trẻ em khoảng 400-600mcg/ngày, trẻ vị thành niên 800-900mcg/ngày, phụ nữ mang thai 650-700mcg/ngày, phụ nữ nuôi con bú 1.100mcg/ngày.

Vitamin D: Nhu cầu vitamin D hàng ngày với trẻ từ 0-11 tháng là 10mcg; trẻ 1 tuổi đến người lớn 49 tuổi là 15mcg; người cao tuổi từ 50-70 là 30mcg. Sử dụng bổ sung dầu cá để cơ thể có đủ vitamin D phòng tránh bệnh do thiếu loại vitamin này.

Thành phần và tác dụng của các chất có trong viên dầu cá khá an toàn cho bà mẹ, trẻ em và có thể dùng hàng ngày nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên ngành dinh dưỡng về cách thức, thời điểm sử dụng để không bị dư thừa hay tác dụng kém.

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dau-ca-voi-suc-khoe-ba-me-va-tre-em-n126510.html)
Từ khóa: dầu cá

Chủ đề liên quan:

dầu cá trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY