Phương pháp nghiên cứu trong y học hôm nay

Đầu đề bài báo y học

Nên tham khảo một vài số của một tạp chí để quen với cách sử dụng đầu đề của tạp chí đó. Cũng nên tham khảo phần lời khuyên cho các tác giả trong đó đôi khi giới hạn số lượng từ hay phong cách của đầu đề.

Tất cả những độc giả của một bài báo ít nhất cũng sẽ đọc đầu đề của bài báo. Vì vậy đầu đề bài báo phải được đặt đặc biệt cẩn thận và trau chuốt lại mỗi khi xem lại bản thảo và các ban biên tập thường phải đề nghị tác giả sửa lại đầu đề bài báo. Viết một đầu đề tốt là một nhiệm vụ khó khăn nhưng là việc bắt buộc phải làm.

Đầu đề bài báo phải nói lên nội dung của bài báo với sự chính xác và súc tích nhất. Đầu đề bài báo cùng với phần tóm tắt phải tạo thành một cấu trúc hoàn toàn độc lập với phần còn lại của bài báo, nhưng phải phản ảnh chính xác nội dung của toàn bài báo. Phần đầu đề và tóm tắt có thể so sánh với một bài báo được viết trên một tấm bưu thiếp.

Với người đọc, đầu đề có vai trò thu hút và chọn lọc: khi đọc đầu đề, người ta sẽ quyết định xem có đọc phần tóm tắt hay không. Có thể xem đầu đề bài báo bằng hai cách: Đọc lướt các bản mục lục của các tạp chí hay cuốn tập hợp các bản tóm tắt như cuốn Current Contents; hoặc có thể thực hiện một thư mục theo chủ đề: nghĩa là tìm tất cả những bài báo viết về một chủ đề bằng cách tra trong các cuốn niên giám như cuốn Index Medicus hay tra ở các hệ thống tin học thống kê về vấn đề đó như Medline hay Internet.

Một đầu đề tồi sẽ làm cho một công trình không được biết đến

Một đầu đề phải tránh hai khuynh hướng:

Quá ngắn gọn, có nguy cơ không phản ánh được nội dung đặc trưng của bài báo. Quá chi tiết, có nguy cơ quá dài.

Những tiêu chuẩn của một đầu đề bài báo tốt:

Một đầu đề tốt phải sáng sủa, đặc trưng, không có tính gợi ý.

Độ dài của đầu đề:

Đầu đề phải ngắn (10 đến 15 từ) để có thể cho phép đọc nhanh: "Các biểu hiện khác nhau giữa các khối u lymphome angiocentriques nguyên phát và thứ phát của virus Epstein-Barr", "Calcitonin với việc đề phòng mất xương thời kỳ sau mãn kinh". Các đầu đề trên không vượt quá 14 từ, tuy nhiên khá cụ thể. Tuy vậy sự ngắn gọn của đầu đề không được làm độc giả nhầm lẫn về nội dung bài báo. Ví dụ một đầu đề chung chung như kiểu "Đái đường" không phù hợp với một bài báo nghiên cứu về một mặt đặc hiệu nào đó trong chẩn đoán hay trong điều trị đái tháo đường. Nói chung, đầu đề càng dài khi nội dung đề cập càng cụ thể: "Ung thư dạ dày", "Điều trị ngoại khoa ung thư dạ dày", "Kết quả điều trị ngoại khoa ung thư dạ dày", "Kết quả điều trị ngoại khoa ung thư nông của dạ dày".

Những đầu đề chi tiết tạo ra sự rất cụ thể "Tác dụng của Levamisole trong dự phòng những đợt tiến triển của bệnh Crohn tiềm ẩn: nghiên cứu tiến cứu có kiểm chứng tại nhiều trung tâm trên 155 bệnh nhân". Trong ví dụ này, đầu đề rất cụ thể nhưng số từ được sử dụng vượt quá 20 từ. Một đầu đề dài như vậy làm khó đọc. Tuy nhiên có thể rút ngắn lại đầu đề đó mà vẫn giữ được tính chính xác.

Các đầu đề phụ

Sử dụng các phụ đề chỉ là một thoả hiệp. Ví dụ: "Những u xơ khu trú lành tính của màng phổi. Nghiên cứu giải phẫu bệnh lâm sàng và hoá miễn dịch tế bào trên sáu trường hợp”, "Ung thư đại tràng. Kết quả điều trị ngoại khoa. Trình bày một thống kê 234 bệnh nhân". Đầu đề được chia thành hai hay ba phần bằng các dấu chấm, dấu phẩy hay hai chấm. Điểm lợi là cho phép đọc với hai tốc độ, phần đầu là chủ đề, phần sau nêu cụ thể về nghiên cứu được tiến hành. Tuy nhiên tốt nhất là nên cô đọng toàn bộ thông tin vào một đầu đề duy nhất. Trên thực tế, nguy cơ của những phụ đề này là làm cho đầu đề gần như trở thành một tóm tắt, do đó thành những đầu đề dở kiểu như "Những triển vọng của ghép gan khác chỗ ở người. Xơ gan và u nguyên phát của gan.

Nghiên cứu chủ yếu là thống kê dựa trên những bệnh nhân Tu vong trong thời gian một năm trong một bệnh khoa tiêu hoá vùng Paris". Phụ đề thứ ba ám chỉ phương pháp nghiên cứu là hoàn toàn không cần thiết. Hơn nữa, trong phụ đề đầu tiên, từ có tính chủ quan "Triển vọng" có thể được thay bằng từ "Kết quả" là một từ có tính mang thông tin nhiều hơn và đầu đề đáng ra phải bắt đầu bằng "Ghép gan khác chỗ ở người" rồi tiếp bằng phụ đề: "Kết quả ở bệnh xơ gan và u nguyên phát của gan" "Một bệnh khoa ở Paris" rõ ràng là hoàn toàn không cần thiết và hơn nữa không chính xác.

Văn phong

Những từ chứa đựng thông tin nhiều nhất phải đặt ở đầu của đầu đề, đó là vị trí nhấn mạnh, thu hút sự chú ý.

Những khái niệm không cần thiết, không chứa đựng thông tin thì không nên sử dụng như là "Những nghiên cứu mới đây về ..." "Nhân ...", "Nhận xét về ..." Sai lầm sẽ nhân đôi nếu lại đặt những cách diễn đạt như vậy ở vị trí nhấn mạnh.

Đừng đưa vào đầu đề những từ không mang thông tin.

Tác dụng của ...

Những hiểu biết mới đây về...

Nhân ...

Nhận xét về...

Đóng góp vào nghiên cứu...

Vấn đề của...

Nhìn lại về... (thật là một cách bắt đầu quá dở cho một bài báo công bố Kết quả nghiên cứu).

Thường nên dùng một văn phong trung tính không khẳng định kiên quyết "Hội chứng Gardner-Diamond trên một bé gái 14 tuổi. Thảo luận về giá trị chẩn đoán của các thử nghiệm bì". Có những tác giả muốn chỉ ra kết quả trong kiểu đặt đầu đề "Không có sự khác nhau giữa tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp tiến triển”. Điều này làm nhầm tưởng là kết quả có giá trị không thể chối cãi, nếu không những kết luận có thể được ngoại suy một cách lạm dụng chỉ đơn giản do đọc đầu đề. Đặc biệt có những đầu đề tìm cách gợi sự tò mò ở người đọc: "Đề phòng chảy máu tái phát ở người xơ gan. Liệu pháp tiêm xơ có tốt hơn propranolol?", "Nội soi hay X quang? Lựa chọn của bệnh nhân. Nghiên cứu so sánh tiến cứu về sự chấp nhận của người bệnh đối với nội soi phần trên ống tiêu hoá và chụp X quang". Một sự chất vấn người đọc như vậy phù hợp với dạng bài xã luận hơn là một bài đăng kết quả nghiên cứu.

Dạng đầu đề hỏi cũng tìm cách gợi ra phản ứng của người đọc nhưng với cách ít khêu gợi hơn "ảnh hưởng của thai nghén trên tiến triển của bệnh Hodgkin?", "Trong điều trị cơn hen cấp có nên chỉ định phối hợp sympathomimetics với methylxanthines?". Đầu đề ở đây tương ứng với câu hỏi ai đặt vấn đề nghiên cứu" Một số đầu đề khác có cấu trúc phức tạp. Nó bao gồm sự pha trộn các văn phong trên đây: Dạng hỏi, phụ đề, dạng hỏi-trả lời. Chúng tôi không khuyên kiểu trình bày đó: sự phức tạp làm khó có thể đọc nhanh được. Nếu đầu đề bắt buộc phải phức tạp, không nghi ngờ gì nữa bài báo đáng được chia ra thành nhiều bài riêng biệt.

Xây dựng một đầu đề

Nên tham khảo một vài số của một tạp chí để quen với cách sử dụng đầu đề của tạp chí đó. Cũng nên tham khảo phần lời khuyên cho các tác giả trong đó đôi khi giới hạn số lượng từ hay phong cách của đầu đề.

Để xây dựng đầu đề, chúng tôi khuyên nếu có thể được, nên dùng những từ khoá trong bộ Index Medicus. Cách chọn từ cho một đầu đề như vậy có hai điểm lợi: tránh được việc dùng trong đầu đề những từ không có tính thông tin, những danh từ không thường dùng, những từ mới hay những từ quá cổ. Hơn nữa, điều đó đảm bảo rằng bài báo sẽ được ghi đúng đắn trong những cuốn chỉ dẫn có đăng lại trực tiếp những từ của đầu đề như trong cuốn Current Contents. Khi đã chọn được từ cho đầu đề, cần tìm cách xếp đặt chúng theo trật tự, tốt nhất là tôn trọng nguyên tắc vị trí chủ chốt, có tính đến tính riêng biệt của bài báo.

Cần đọc lại toàn bộ đầu đề một lần cuối để đảm bảo rằng không có lỗi về cú pháp, không có lỗi chính tả, không viết tắt và không có các danh từ mà người đọc có thể hiểu nước đôi.

Nên đưa dự thảo đầu đề cho một hay hai đồng nghiệp đọc để đề nghị họ cho lời khuyên. Nếu kết quả không được hài lòng, điều đó có nghĩa là phải viết lại đầu đề. Đầu đề có thể viết rất nhanh trước khi bắt đầu viết bài báo, tuy nhiên khi kết thúc bài báo, bao giờ cũng phải xem lại đầu đề để đảm bảo đã suy nghĩ kỹ về việc chọn từng từ và sử dụng tốt nhất các từ đó.

Đầu đề thông dụng

Một đầu đề thông dụng (titre courant, running title) là một đầu đề rút gọn được một số tờ tạp chí đặt ở phần trên các trang của bài báo. Nó bao gồm ít hơn 40 ký tự hay khoảng trống. Ví dụ, một bài báo có tên "Đánh giá chủ quan và khách quan lâu dài phẫu thuật chống trào ngược ở bệnh nhân viêm thực quản trào ngược: nghiên cứu trên 215 bệnh nhân" có đầu đề thông dụng là "phẫu thuật chống trào ngược". Một số tạp chí tự đặt đầu đề này, một số yêu cầu tác giả đặt.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietbaoyhoc/dau-de-bai-bao-y-hoc/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY