Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dầu-mỡ và sức khỏe trẻ em

Chất béo bao gồm dầu-mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể đặc biệt, chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ.
Với trẻ em dầu - mỡ là nguồn cung cấp năng lượng chính, vì số lượng thức ăn trẻ ăn ít, mà nhu cầu năng lượng cao nên trẻ phải ăn nhiều dầu - mỡ hơn người lớn (theo nhu cầu năng lượng và cân nặng) thì mới đáp ứng đủ. 1g dầu (mỡ) cung cấp 9 kcalo (1g chất bột đường hoặc protein chỉ cung cấp 4 kcalo). Vì vậy, dầu - mỡ không thể thiếu trong các bữa ăn dặm của trẻ. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn lượng chất béo trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng. Từ 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng chất béo trong khẩu phần ăn cũng phải từ 40 - 45%. Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%, trẻ 1 - 3 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp phải từ 30 - 35% tổng năng lượng khẩu phần.

Ăn thiếu chất béo là một trong những nguyên nhân bé chậm tăng cân do thiếu năng lượng. Mặt khác, chế độ ăn thiếu dầu - mỡ trẻ không hấp thu được các loại vitamin A, D, K, E... dẫn đến còi xương, chậm lớn, suy giảm miễn dịch hay ốm đau. Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.

Vậy dầu và mỡ khác nhau như thế nào?

Dầu và mỡ đều cung cấp năng lượng như nhau (1g cung cấp 9kcalo) nhưng khác nhau về thành phân các axít béo. Dầu thực vật có nhiều axít béo chưa no cần thiết cho cơ thể nhưng lại rất ít hoặc không có axít arachidonic - một axít béo chưa no cần thiết có 3 liên kết kép trong thành phần và có nhiều vai trò trong quan trọng trong cơ thể. Dầu thực vật không chứa cholesterol còn mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển, có nhiều vitamin A, D và axít arachidonic cần thiết cho cơ thể. Mỡ động vật có nhiều cholesterol, một chất cũng cần thiết với trẻ em. Với trẻ em, ngoài ăn dầu thực vật nên ăn các loại dầu chiết xuất từ mỡ cá, gan cá như dầu cá hồi, dầu gan cá tuyết có chứa nhiều các axít béo Omega-3, DHA và EPA rất tốt cho trẻ em. Dầu cá giúp quá trình phát triển não bộ ở trẻ em, tăng cường thị giác đồng thời có thể ngăn chặn các rối loạn hành vi và những khó khăn trong học tập của trẻ. Các loại mỡ động vật chứa nhiều axít béo no, nhiều cholesterol không tốt cho hệ tim mạch của người cao tuổi nhưng với trẻ em cholestrol là chất cần thiết tham gia cấu tạo màng tế bào và sản xuất các nội tiết tố Sinh d*c, thượng thận cho nên không nên loại bỏ mỡ trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, với trẻ em nên ăn nửa dầu, nửa mỡ.

Những điều cần lưu ý

Với các loại dầu ăn cooking (dầu dùng cho chiên xào)thì cho ngay từ đầu hoặc trong khi nấu. Còn loại dầu ăn ghi trên nhãn không chiên, xào hoặc ghi là dầu trộn salad, dầu có chất béo không no như: dầu cá hồi, dầu oliu sẽ cho sau khi nấu xong, đã nhấc xuống khỏi bếp.

Dầu, mỡ sử dụng cho chiên, rán còn thừa tốt nhất là nên bỏ đi, bởi vì sau khi qua nhiệt độ cao trong thời gian dài, các vitamin có trong dầu sẽ bị phá huỷ, làm dầu ăn giảm chất dinh dưỡng. Mặt khác, dưới tác động của nhiệt độ cao (trên 180oC), các chất trong dầu sẽ gây ra phản ứng phân giải hoặc tổng hợp và sản sinh các chất an-đê-hít, axít béo tự do… là những chất rất có hại cho cơ thể.

Trong quá trình sử dụng, nên để dầu ăn ở những nơi thoáng mát, khô ráo, không để ở nơi quá nóng, tránh ánh sáng và đậy kín chai sau mỗi lần sử dụng.

Khi chọn lựa các loại dầu dùng cho trẻ, chúng ta nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tránh tình trạng mua nhầm những loại dầu kém chất lượng, được sản xuất trôi nổi trên thị trường.

Nên chọn các loại dầu ăn đóng chai của các nhà sản xuất có uy tín.

ThS.BS. LÊ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-mo-va-suc-khoe-tre-em-21490.html)
Từ khóa: dầu-mỡ

Chủ đề liên quan:

dầu mỡ trẻ em

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY