Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đau thượng vị là bị gì, bệnh gì? Cách chữa, giảm đau nhanh

Bị đau vùng thượng vị dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số trường hợp bị đau tức thượng vị do mắc bệnh lý trong người, cần chẩn đoán và chữa trị sớm

chứng đau thượng vị không chỉ xảy ra khi bạn ăn quá no, uống nhiều bia rượu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc việt là các bệnh lý ở dạ dày. việc xác định đúng nguyên nhân sẽ là tiền đề giúp bạn tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả.

Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị là thuật ngữ được sử dụng trong y học nhằm chỉ sự xuất hiện của các cơn đau ở giữa bụng trên, ngay dưới xương ức. bạn có thể bị đau ở bên phải, bên trái kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác ở đường tiêu hóa như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, chướng khí…

Những cơn đau ở vùng thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn xong. chúng có thể kéo dài hàng giờ hoặc thậm chí là trong nhiều ngày liền. một số trường hợp chỉ bị đau âm ỉ nhưng cũng có những người bị đau nhói ở thượng vị vô cùng khó chịu.

Không phải lúc nào triệu chứng này cũng đáng lo ngại. đôi khi bạn có thể bị đau vì những nguyên nhân vô hại như ăn quá nhiều, không dung nạp thức ăn. tuy nhiên nếu bị đau thượng vị kéo dài thì nên thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.

Điều quan trọng là bạn cần phân biệt được cơn đau bụng ở vùng thượng vị của mình do nguyên nhân nào gây ra. đây chính là một bước quan trọng quyết định đến thời gian và kết quả sau cùng của quá trình điều trị.

Đau vùng thượng vị là bệnh gì

    Trào ngược dạ dày thực quản:

Căn bệnh này xảy ra khi axit và các chất trong dạ dày đi ngược lên thực quản. cùng với cơn đau thượng vị bên trái, bên phải, bạn còn bị khó tiêu, đau rát ở ngực và cổ họng, ợ chua, khàn giọng hoặc ho dai dẳng kéo dài.

    Viêm loét dạ dày thực quản:

Bệnh viêm loét dạ dày thực quản thường gặp ở những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, ăn uống không hợp vệ sinh hoặc dùng Thu*c kháng sinh, giảm đau kéo dài. nếu không được điều trị sớm, căn bệnh này có thể gây chảy máu dạ dày, đau thượng vị buồn nôn, viêm họng mãn tính, suy dinh dưỡng…

    Thoát vị hoành:

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị dạ dày. các triệu chứng khác của bệnh bao gồm: ho kéo dài, có cảm giác vướng víu khi nuốt thức ăn, đau ngực, ợ nóng.

    Bệnh ở túi mật:

Nếu thường xuyên bị đau tức vùng thượng vị bên phải kém theo tình trạng vàng da, ăn uống không ngon miệng, phân có màu đất sét thì bạn nên thận trọng với sức khỏe của túi mật. những vấn đề có thể dẫn đến tình trạng này như sỏi mật, viêm túi mật.

Các nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày khác

Có nhiều nguyên nhân gây đau do lối sống hoặc sinh hoạt, trong đó phổ biến nhất bao gồm:

    Ăn uống khó tiêu hóa:

Chứng khó tiêu có thể xảy ra sau một bữa ăn với các món chứa nhiều dầu mỡ, thịt hoặc không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. bạn có thể bị đau thượng vị ợ hơi kèm theo một số dấu hiệu khác như buồn nôn, ợ chua, có cảm giác ậm ạch trong bụng.

    Đau bụng vùng thượng vị do ăn quá no

Ăn quá nhiều thức ăn có thể khiến các cơ xung quanh dạ dày bị giãn và chịu nhiều áp lực. Từ đó dẫn đến các cơn đau vùng thượng vị, trào ngược axit hoặc khó tiêu.

    Không dung nạp Lactose:

Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và một số chế phẩm từ sữa. những người không dung nạp được loại đường này có thể gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa như đau thượng vị dạ dày, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn ói, chuột rút cơ bụng.

    Tác dụng phụ của Thu*c:

Một số loại Thu*c tân dược, chẳng hạn như Thu*c chống viêm không steroid khi dùng kéo dài có thể gây hại cho dạ dày và dẫn đến những cơn đau tức vùng thượng vị.

    Uống nhiều bia rượu:

Chất cồn trong bia rượu có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng và viêm loét. bạn có thể phải đối mặt với các cơn đau thượng vị và nhiều vấn đề tiêu hóa khác nếu quá lạm dụng những loại đồ uống này.

    Bị đau thượng vị dạ dày do mang thai:

Phụ nữ mang thai cũng có thể bị đau ở thượng vị do thay đổi hóc môn, trào ngược axit hoặc do tử cung mở rộng gây áp lực lên dạ dày.

Trong một số trường hợp, tình trạng đau thượng vị khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. bà bầu nên đề phòng khi thấy những cơn đau kéo dài xuất hiện cùng lúc với các triệu chứng khó thở, mờ mắt, đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao một cách đột ngột, ói mửa.

Khi nào bạn nên tới bệnh khám?

Bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ khám nếu cơn đau thượng vị diễn ra với tần suất liên tục hoặc kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt, những trường hợp sau cần được đưa tới phòng cấp cứu ngay:

    Cơn đau xảy ra dữ dội và ngày càng nghiêm trọng

Cách chẩn đoán đau thượng vị

Việc thăm khám, chẩn đoán bệnh sẽ giúp tìm ra được nguyên nhân gây đau thượng vị cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi liên quan đến cơn đau và các triệu chứng bạn đang gặp phải. chẳng hạn như chúng xuất hiện khi nào? bạn đã bị như vậy bao lâu rồi? …

Để tìm ra các vấn đề y tế tiềm ẩn, bác sĩ có thể đề nghị các kỹ thuật chẩn đoán như:

    Chụp x-quang

Cách chữa đau thượng vị dạ dày

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị chứng đau thượng vị cho phù hợp. nếu tình trạng bắt nguồn từ các nguyên nhân thông thường, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cho khoa học, lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện bệnh. một số loại Thu*c có thể được chỉ định nếu cơn đau xảy ra nghiêm trọng và xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe.

# Chế độ ăn uống và lối sống giúp giảm đau thượng vị:

    Tránh ăn quá nhiều hoặc quá no

# Dùng Thu*c trị đau thượng vị dạ dày:

    Thu*c giảm đau: Nếu cơn đau kéo dài, Thu*c giảm đau có thể hữu ích cho bạn
  • Thu*c kháng axit: Giúp ức chế tiết hoạt động tiết axit ở dạ dày, cải thiện tình trạng đau cho những trường hợp bị trào ngược dạ dày.
  • Thu*c kháng sinh: Loại Thu*c này có thể được chỉ định nếu bạn bị viêm loét dạ dày thực quản hay các bệnh lý có liên quan đến nhiễm khuẩn.

Việc điều trị đau thượng vị có thể kéo dài trong một vài tuần hay thậm chí là nhiều năm tùy thuộc vào nguyên nhân. cho dù bắt nguồn từ lý do nào bạn cũng nên tìm cách khắc phục sớm, tránh để kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị thay thế cho nhân viên y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-thuong-vi-va-cach-chua)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi dùng Thu*c điều trị viêm tai giữa tôi có triệu chứng tiểu liên tục, cách đây một hôm thì đi tiểu ra máu. Vậy tôi bị bệnh gì?
  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY