Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, đây là bệnh viêm loét niêmmạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhiệt miệng tuy không phải là một bệnh nặng nhưnggây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng.
Triệu chứng nhiệt miệng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặcnóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra.
Bên trongmiệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáymàu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng.
Những mụnnày dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn cácchất mặn, uống nước nóng.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạchvùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không đượcchăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt, nổi hạch tạigóc hàm, ăn uống rất vất vả.
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyênnhân gây nên: Có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa họcnào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.
Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinhdưỡng như: Vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein... làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạođiều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.
Theo Đông y thì nhiệt miệng là do nhiệt độc từ bên ngoài như nắngnóng... xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khômiệng, lưỡi đỏ. Ngoài ra, một nguyên nhân liên quan đến vấn đề ăn uống là do ăn nhiều chất béo,cay, khó tiêu hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin, khoáng chất cũng gây nên nhiệt miệng.
Theo BS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng khoa Răng-Hàm-Mặt, BVNhi Đồng 1, TPHCM, phòng ngừa nhiệt miệng không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cầntránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ đểtránh strees.
Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Vớitrẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúngcách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗingày.
Trong những ngày thời tiết thay đổi như hiện nay, dù có cảm thấy cơthể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây...
Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uốngnhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiềuhoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệtmiệng. Chú ý là nước muối nhạt (độ mặn tương đương nước mắt hoặc hơn một chút). Súc miệng bằng nướccủa một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặcdầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Không dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.
Với những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răngmiệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng10 ngày.
Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặpở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cầnphải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi cókèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, sút cân, biếng ăn, có những biến chứng tại chỗnhư sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu.
Hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặngnhư môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kíchthước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổnthương. Bạn cần đến các cơ sở y tế để làm sinh thiết xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán bệnh rõhơn.
Có thể sử dụng một số Thu*c bôi trực tiếp lên vết thương làm giảmđau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, Thu*c phải được bác sĩchỉ định sau khi dùng một số Thu*c thông thường khác mà bệnh không đỡ.
Đối với một số trường hợpbệnh nặng, bác sĩ có thể xem xét đến việc dùng Thu*c bằng đường uống sau khi cân nhắc giữa lợi íchvà tác hại. Tuy nhiên, dù sử dụng Thu*c đường uống hay bôi thì việc sử dụng phải được theo dõi chặtchẽ của bác sĩ vì có nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.