Bạn nên biết hôm nay

Để trẻ nếm bia, rượu: Trò đùa nguy hiểm!

Hồi Tết, cháu trai 5 tuổi của tôi vớ lấy cốc bia của người lớn và uống thử, cha mẹ không cản. Cháu uống vài hớp đã say khiến cả nhà cười lăn lộn. Tôi không đồng tình như cha mẹ cháu nói có mấy hớp bia, rượu thì chẳng sao đâu.

Mẹ cháu còn mở cho tôi coi clip trên mạng về cảnh con nít uống trộm bia, hoặc đòi uống nên người lớn cứ để cho thử, chỉ chút xíu đã say và làm nhiều hành động mà người ta cho là buồn cười. Thế nhưng tôi đọc báo thì thấy ở nước ngoài còn cấm cả việc uống bia, rượu trước mặt con trẻ và trẻ dưới 18 tuổi thì không được mua bia rượu. Bản thân cha mẹ cháu tôi thì nghĩ đó chỉ là một trò đùa vô hại.

Xin bác sĩ tư vấn giúp vài lần "đùa vui" như thế có ảnh hưởng đến sức khỏe cháu tôi không? (Hoàng Văn Trường, 40 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM)

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM):

Quan điểm của anh rất đúng, cho trẻ nếm bia, rượu như một kiểu đùa vui là điều hoàn toàn không nên, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phải triển thể chất và tâm lý của trẻ.

Có lẽ người lớn nghĩ uống vài hớp là không sao nhưng điều đó không đúng. Với người lớn, vài hớp thì chẳng say được. Nhưng rõ ràng em bé, như anh kể, có những biểu hiện say. Khi trẻ đã say (mặt đỏ, giảm khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc) thì có nghĩa là rượu đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ thống mạch máu và các hệ cơ quan khác của bé.

Khác với người lớn, cơ thể một đứa trẻ còn non yếu, hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác phát triển chưa toàn diện, nên một chất kích thích như cồn trong bia, rượu sẽ có tác động lớn hơn người lớn nhiều, trong đó gan và não dễ bị ảnh hưởng nhất.

Như người lớn, việc uống bia rượu có thể gây các bệnh về gan. cơ thể trẻ em không thể xử lý, chuyển hóa và đào thải các chất có trong bia, rượu tốt như người lớn nên nguy cơ bệnh lớn hơn nhiều, dù uống rất ít.

Bia rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ở trẻ em, đó là một hệ thần kinh đang phát triển nên những tác động của chất kích thích thậm chí có thể ảnh hưởng đến trí thông minh, khả năng học tập của bé về lâu dài.

Hơn nữa, việc cho trẻ tiếp xúc với bia, rượu làm tăng nguy cơ trẻ chủ động sử dụng bia, rượu sớm về sau, thậm chí là nghiện rượu. Không chỉ là do đã quen uống, việc cha mẹ không những không ngăn cấm mà còn khuyến khích khiến trẻ dễ có suy nghĩ không đúng.

Việc nhiều nước cấm trẻ em mua và sử dụng bia, rượu không chỉ là không muốn các em "hư" sớm mà còn vì sức khỏe và sự phát triển của các em nữa.

Theo Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/de-tre-nem-bia-ruou-tro-dua-nguy-hiem-20180314095011996.htm)

Chủ đề liên quan:

nếm thử rượu bia trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY