Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Dịch nhầy đường hô hấp- Nguyên nhân và cách xử lý

Xuất hiện dịch nhầy đường hô hấp (mũi, họng, phế quản, phổi) có thể có nhiều nguyên nhân và gây khó chịu cho người bệnh.
Vì sao xuất hiện dịch nhầy?

Cảm lạnh và cảm cúm: Nhiễm trùng do virut thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiết quá nhiều chất nhầy trong đường dẫn khí. Đây là những bệnh lý cấp tính và do nguyên nhân là virut nên có thể không cần điều trị mà vẫn khỏi nhưng phải mất vài ngày. Ngay cả khi các triệu chứng chính đã hết nhưng tăng tiết chất nhầy có thể vẫn còn.

Viêm phổi: Dù là viêm phổi nhưng cũng có nhiều loại khác nhau và tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở mỗi người bệnh cũng khác nhau. Khi bị viêm phổi, chất nhầy (đờm) sẽ ứ đọng trong phổi. Điều này làm người bệnh có thể khó thở.

Bệnh hen suyễn: Thường xảy ra trong thời thơ ấu nhưng có thể tiếp tục trong suốt tuổi trưởng thành. Bệnh đường hô hấp mạn tính này có thể gây ra tăng tiết chất nhầy quá mức trong cổ họng. Khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho là những triệu chứng phổ biến khác của bệnh hen suyễn. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi chất nhầy dư thừa tích tụ trong đường hô hấp và làm hẹp đường thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Nhiều năm hút Thu*c lá sẽ làm tăng nguy cơ phát triển COPD, gây ra tổn hại nghiêm trọng cho đường hô hấp và mô phổi. Viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng là hai loại bệnh lý liên quan với COPD, cả hai đều có khả năng tạo ra chất nhầy quá mức, gây ho dai dẳng. Chất nhầy có thể trở nên nghiêm trọng đến nỗi có thể dẫn đến nghẹt thở trong khi ngủ. Vì thế cần ngừng hút Thu*c ngay để giảm sự tiến triển bệnh COPD.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Các triệu chứng như luôn cảm thấy đờm trong cổ họng, khó thở, có thể là do GERD, một tình trạng bệnh lý khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này cũng làm cho cơ thể sản xuất nước bọt quá mức để trung hòa axit. GERD có thể có hoặc không có chứng ợ nóng đi kèm, nhưng đờm thường xuất hiện trong hầu hết các trường hợp.

Ung thư phổi: Một nguyên nhân khác có thể gây ra tiết quá nhiều chất nhầy là ung thư phổi. Đôi khi đờm có thể có máu lẫn trong đó.

Viêm phế quản cấp tính: Viêm phế quản cấp tính thường phát triển sau các tình trạng nhiễm virut cấp tính, chẳng hạn sau bệnh cúm. Viêm có thể làm hẹp đường phế quản, gây khó thở. Cùng với viêm, tích tụ chất nhầy là một lý do khác khiến làm khó thở tăng lên trong viêm phế quản cấp tính.

Lo lắng: Khi lo lắng, căng thẳng quá, khả năng tăng tiết chất nhầy dư thừa trong họng. Đặc biệt là khi bạn đang bị viêm mũi họng do dị ứng hoặc GERD. Dị ứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi căng thẳng, vì căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp lên hệ miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng không thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng dẫn tới tình trạng tăng tiết chất nhầy quá mức.

Cách xử trí

Dịch nhầy trong đường hô hấp gây khó thở và ho dai dẳng là những vấn đề có thể gây khó chịu cho người bệnh. Việc xác định được nguyên nhân cơ bản luôn giúp giải quyết vấn đề một cách tốt hơn. Nhưng cũng có thể thực hiện các bước đơn giản để giúp giảm bớt và loại bỏ chất nhầy ra khỏi hệ thống hô hấp.

Hãy thử dùng nước muối súc miệng 3 lần mỗi ngày để loại bỏ đờm. Nên thực hiện việc này trong ít nhất 15 ngày để đạt được kết quả tích cực.

Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Điều này cũng giúp làm loãng chất nhầy và làm cho dễ tống xuất chất nhầy ra khỏi hệ thống hô hấp.

Thử hít hơi nước nóng để giảm tắc nghẽn xoang và lỗ mũi. Hít hơi nước nóng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng, mỗi lần 10 phút. Có thể lặp lại trong ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn.

Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Chẳng hạn, cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên và thực phẩm từ sữa, vì chúng thúc đẩy sự hình thành chất nhầy.

Hãy hỉ mũi và khạc nhẹ nhàng sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng giúp tống xuất chất nhầy trong mũi và họng ra khỏi cơ thể.

Nếu tăng tiết dịch nhầy do căng thẳng nghiêm trọng, cần giảm stress bằng các biện pháp như thiền và tập yoga.

Khi bạn cảm thấy khó thở vì bị chất nhầy làm bít tắc, nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh.

BS. Thanh Hoài

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dich-nhay-duong-ho-hap-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-n145754.html)

Tin cùng nội dung

  • Các Thuốc nhuận tràng thường được dùng để điều trị táo bón và hỗ trợ làm tăng nhu động ruột trong một số bệnh lý.
  • Thuốc giãn phế quản được dùng trong hai rối loạn hô hấp là hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuy nhiên, cần phải sử dụng thận trọng nhóm Thuốc này…
  • Khi bị dị ứng hô hấp bạn thường có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi hay bị dị ứng ngoài da với biểu hiện mày đay, ngứa... thì một trong những Thu*c để dùng để ứng phó với tình trạng này là alimemazin.
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY