Bệnh theo mùa hôm nay

Dịch tay chân miệng tấn công trẻ con mùa tựu trường

Từ cuối tháng 9 đến nay, hơn 300 bệnh nhi tay chân miệng nhập viện Nhi đồng 1, tăng gấp 3 lần so với tháng 8, nhiều bé bệnh nặng độ 3-4.
TS Ngô Ngọc Quang Minh, Trưởng Phòng kế hoạch Tổng hợp BV Nhi đồng 1cho biết số trẻ nhập viện vì tay chân miệng đang tăng nhanh, bắt đầu từ mùa tựu trường đến nay.Vào tháng 8 khoảng 80 trẻ nhập viện một tuần, đến giữa tháng 9 đã lên đến 150 trẻ và nhữngtuần cuối tháng 9 tăng lên 300 bệnh nhi. Có hơn 10 bé mắc tay chân miệng nặng độ 3, 4.

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tại BV Nhi đồng 1. Ảnh: LêPhương.

Theo các bác sĩ khoa nhiễm, đỉnh của dịch tay chân miệng thường vào tháng 10 và11. Hiện mới đầu mùa dịch nhưng số bệnh nhân gia tăng nhanh chóng, các phụ huynh nên cảnhgiác.Triệu chứng tay chân miệng thường là sốt nhẹ 2 ngày, hết sốt thì bỏng miệng, có bébỏ ăn sau đó nổi mẩn, bóng nước. Trẻ sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, ngủ giật mình chới với là cótriệu chứng bị tay chân miệng. Một số trẻ bị run tay chân, nổi bóng, nổi vân, tay chân lạnh là dấuhiệu quá nặng, có biến chứng. Có bé không sốt nhiều, lở miệng, nổi bóng nước,qua ngày thứ 3-4 thì diễn tiến nặng hơn rất nhanh.

Gia đình có trẻ mắc bệnh thì phải báo ngay với trường để nhàtrường kịp thời khử trùng, vệ sinh lớp học đề phòng dịch bệnh lây lan cho học sinh khác. Trẻ bịnhiễm cần phải cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày.Có thể phòng ngừa bệnh bằng cách vệ sinhnơi ở, rửa tay dưới vòi nước, rửa bằng xà phòng để virus trôi đi.

Cùng với bệnh tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng khiến các bệnh viện nhi ở TPHCM rơi vào tình trạng quá tải nhất trong vòng 10 năm qua. Các bé phải nằm 2-3 cháu trên một giường, nằm cả dưới sàn và hành lang bệnh viện.


Theo Lê Phương - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dich-tay-chan-mieng-tan-cong-tre-con-mua-tuu-truong-n220476.html)

Tin cùng nội dung

  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY