Dinh dưỡng hôm nay

Điểm mặt thực phẩm không nên ăn cùng thịt lợn

Có nhiều cách chế biến thịt lợn, đôi khi thịt lợn được kết hợp với các thực phẩm khác để thay đổi hương vị của món ăn. Song cần tránh ăn chung thịt lợn với các thực phẩm sau vì chúng tương khắc gây độc.
Có nhiều cách chế biến thịt lợn, đôi khi thịt lợn được kết hợp với các thực phẩm khác để thay đổi hương vị của món ăn. Song cần tránh ăn chung thịt lợn với các thực phẩm sau vì chúng tương khắc gây độc.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số mà nhiều người trong chúng ta không để ý. Mỗi loại thực phẩm lại có thành phần khác nhau. Do vậy có thể gây nên chất có hại đối với sức khỏe hoặc bất lợi cho hấp thụ do sự tác động lẫn nhau trong quá trình kết hợp chúng không đúng. Điều này dẫn đến mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể.

Thịt lợn là một món ăn bổ dưỡng không thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Theo Đông Y, thịt lợn giá trị dinh dưỡng bổ hư, tăng khí lực, bổ gan huyết, mượt da, cung cấp chất đạm cao và axit béo cần thiết cho cơ thể. Tiết lợn có nhiều chất phòng khối u phát triển, thích hợp cho người âm suy, táo bón nên ăn nhiều thịt lợn trong ngày. Song cũng có những món ăn kỵ nhau ch*t người khi chế biến cùng với thịt lợn.

Không nên chế biến thịt lợn cùng thịt bò trong cùng một món ăn. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Hay thịt lợn và mỡ lợn kiêng ăn với quả mơ. Quả mơ tính chua, thịt mỡ lợn tính ngọt, lạnh nếu ăn phải sinh ra tả, lỵ.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trong đông y thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Để tránh nguy hại cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo cần thận trọng khi mua thịt lợn. Nên kiểm tra kỹ thịt tránh có những trường hợp bị lợn gạo lẫn trứng trùng của các con sán. Mua phải lợn gạo thì không nên ăn thịt vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên cần chọn thịt còn tươi. Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm. Thịt săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt. Dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều.

Bên cạnh đó, cũng không nên ăn thịt lợn quá nhiều. Trong cuốn các món ăn từ động vật ở Việt Nam ghi lại rằng, thịt lợn cũng chống chỉ định cho một số người như người cao huyết áp, mỡ máu vì thịt lợn là một trong các loại thịt động vật có lượng mỡ cao.

P.T/Báo Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-diem-mat-thuc-pham-khong-nen-an-cung-thit-lon-11226.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY