Tâm linh hôm nay

Diễn nghĩa ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn (P.1)

Siddhi (सिद्धि) có những nghĩa được biết như: hoàn thành, thực hiện, khả năng, tài năng, hiệu quả, hiệu lực, hiệu nghiệm, công hiệu, thành công, điều chứng tỏ, dấu hiệu, chứng cứ, bằng chứng, tóm lại, kết luận, hợp thức…

Phần một: Tựa và câu số một.


Triṃśikā vijñapti mātratā siddhi (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्न्̃अप्ति म̄त्रत̄ सिद्धि ) | Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄) | Triṃśikā vijñapti (त्रिंशिका विज्ञप्ति) | Triṃśikā vijñaptikārikāḥ (त्रिंशिका विज्ञप्तिकारिकाः)


आत्मधर्मोपचारो हि विविधो यः प्रवर्तते |

विज्ञानपरिणामेऽसौ परिणामः स च त्रिधा ||1||


Ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate|

Vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||


Từ vựng


Triṃśikā (त्रिम्̣स्́इक) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của triṃśikā (त्रिम्̣स्́इक) ở dạng giống cái. Triṃśikā (त्रिम्̣स्́इक) và nó có những nghĩa đuợc biết như: ba mươi phần, thuộc về ba mươi…


Vijñapti (विज्न्̃अप्ति) là thân từ thuộc giống cái và nó có gốc từ vijñap (विज्ञप्). Vijñap (विज्ञप्) là dạng chỉ nguyên nhân của động từ vijña (विज्ञा (theo nghĩa 1 của nó)).


Vijña (विज्ञा (theo nghĩa 1 của nó)) là động từ thuộc nhóm 9. Vijña (विज्ञा) được ghép từ: Vi (वि) + jña (ज्ञ).


Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…

Động từ căn √ jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như: biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…


Vijña (विज्ञा (theo nghĩa 1 của nó)) có những nghĩa được biết như: nhận ra, nhận biết, nhận thấy, thừa nhận, công nhận, nhận thức, tri giác,nhận rõ, phân biệt, hiểu, biết, được biết, báo cho biết, cho biết, thông báo, rèn luyện, trau giồi, vun đắp…


Vijñap(विज्ञप्) có những nghĩa được biết như: thông tin, tin tức, tin, thông báo hay nhận thức liên quan về cái gì đó…


Mātratā (म̄त्रत̄) được ghép từ: Mātra (म̄त्र) + tā (त̄).


Mātra (म̄त्र) là thân từ thuộc giống đực và trung tính. Nó có những nghĩa được biết như sau: yếu tố, biện pháp hay đơn vị dùng để đo hay để tính chiều cao, chiều sâu, chiều rộng, chiều dài, khoảng cách, thời gian hoặc số lượng của cái gì đó, ngoài ra nó cũng có nghĩa là chỉ hay không có nhiều hơn cũng không ít hơn bất cứ điều gì…


Tā (त̄) là âm đuôi.


Vijñapti mātratā (विज्ञप्ति मात्रता) hay Vijñapti mātra (विज्ञप्ति मात्र) hoặc Citta mātra (चित्त मात्र) thường được người ta dịch là Duy thức.


Muốn tìm hiểu ý niệm về Duy thức, nên tìm đọc Kinh Giải Thâm Mật (Saṃdhinirmocana sūtra (संधिनिर्मोचन सूत्र)) và Kinh Thắng Man (Śrīmālā sūtra (श्रीमाला सूत्र)).


Siddhi (सिद्धि) là thân giống cái và nó có gốc từ động từ căn √sidh (√सिध् (theo nghĩa 1 của nó)). Động từ căn √sidh (√सिध् (theo nghĩa 1 của nó)) thuộc nhóm [4] và nó có những nghĩa được biết như: thành công, hoàn thành, đạt đến, đạt được mục đích, có giá trị, được chứng minh…


Siddhi (सिद्धि) có những nghĩa được biết như: hoàn thành, thực hiện, khả năng, tài năng, hiệu quả, hiệu lực, hiệu nghiệm, công hiệu, thành công, điều chứng tỏ, dấu hiệu, chứng cứ, bằng chứng, tóm lại, kết luận, hợp thức…


Kārikā (क̄रिक̄) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của Kārikā (क̄रिक̄) ở dạng giống cái. Kārikā (क̄रिक̄) có gốc từ động từ căn √kṛ (√कृ (theo nghĩa 1 của nó)).


Động từ căn √kṛ, (√कृ), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm như vậy, thực hiện, sản xuất, tạo ra, chuẩn bị, làm cho, được thực hiện, được tạo ra, để làm cho chạy cái gì đó, muốn làm…


Kārikāḥ (कारिकाः) là chủ cách, hô cách, đối cách số nhiều trong bảng biến thân của kārikā (क̄रिक̄).


Triṃśikā vijñapti mātratā siddhi (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्न्̃अप्ति म̄त्रत̄ सिद्धि) | Ba mươi hiệu nghiệm của Duy thức.


Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄) | Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức.


Triṃśikā vijñapti (त्रिंशिका विज्ञप्ति) | Ba mươi biểu hiện của Duy thức.


Triṃśikā vijñaptikārikāḥ (त्रिंशिका विज्ञप्तिकारिकाः) | Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức.


Ātma (आत्म) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Ātma (आत्म) ở dạng giống đực. Ātma (आत्म) có gốc từ Ātman (आत्मन्) và Ātman (आत्मन्) có gốc từ động từ căn √an (√अन् (theo nghĩa 2 của nó)). Động từ căn √an (√अन् (theo nghĩa 2 của nó)) thuộc nhóm [2] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như:hô hấp, thở,thổi, biểu lộ, phát ra, thốt ra, tuôn ra, sống, làm chuyển động, chuyển, lay động, làm cho có sinh khí, làm cho hoạt động lên…

Ātman (आत्मन्) có những nghĩa được biết như: nguyên tắc của sự sống, linh hồn, tinh thần, tâm hồn, người, tình cảm, lõi, cốt, ý vị, năng lực nhận thức, bản thể, bản chất, tinh chất, tính cách, đặc tính, vẻ riêng, đặc sắc, mình, giữ nguyên bản chất của mình, cái mình

Ātman (आत्मन्) cũng là đại từ nhân xưng dùng để chỉ cho ngôi thứ ba như: cái Ta, cái Tôi, cái Mình, cái giữ nguyên bản chất của mình hay bản ngã.

Trong tinh thần Phật học, Ātman (आत्मन्) thường được gọi là cái "Tôi" hay bản "Ngã" và cái "Tôi" hay bản "Ngã" được Đức Phật Thích Ca phân tích rất rõ ràng trong giáo lý của Ngài.

Đức Phật đã dùng Ngũ uẩn (pañcaskandha (पञ्चस्कन्ध)) làm chủ đề để giải thích sự tồn tại của chúng sinh hay vạn vật. Bởi vì qua cái nhìn của Ngài tất cả các pháp đều do duyên sinh.

Theo đức Phật ngũ uẩn (pañcaskandha (पञ्चस्कन्ध)) là một sự giả hợp tượng trưng của năm yếu tố hợp lại để tạo thành con người và ngoài nó ra thì không có cái gì để gọi là cái "Tôi" hay "Ngã".

Ngũ uẩn (pañcaskandha (पञ्चस्कन्ध)) gồm có:

Sắc (Rūpa (रूप) ), nói theo một cách đầy đủ là Sắc uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Rūpaskandha (रूपस्कन्ध). Sắc uẩn là một tổng thể của những yếu tố vật chất hợp thành một thân của ngũ uẩn hay cái tôi. Sắc uẩn tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Sắc uẩn bao gồm tất cả sắc pháp.

Thọ (Vedanā (वेदना)), nói theo một cách đầy đủ là Thọ uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Vedanāskandha (वेदनास्कन्ध). Thọ uẩn là một nhóm cảm giác không phân biệt chúng là dễ chịu hay khó chịu của ngũ uẩn hay cái tôi. Thọ uẩn thuộc về phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thọ uẩn bao gồm các cảm thọ.

Tưởng (Saṃjñā (संज्ञा)), nói theo một cách đầy đủ là Tưởng uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Saṃjñāskandha (संज्ञास्कन्ध). Tưởng uẩn là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị, ý thức đang hiện diện…

Hành (Saṃskāra (संस्कार)), nói theo một cách đầy đủ là Hành uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Saṃskāraskandha (संस्कारस्कन्ध). Hành uẩn có là những hoạt động tâm lý sau khi có tưởng của ngũ uẩn hay cái tôi.

Thức (Vijñāna (विज्ञान)), nói theo một cách đầy đủ là Thức uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Vijñānaskandha (विज्ञानस्कन्ध). Thức là một giác quan sinh động tổng hợp có chức năng cảm nhận và phản ảnh các trạng thái hoạt động bên ngoài hay bên trong, đang tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác của ngũ uẩn qua nhiều hình thức khác nhau. Thức uẩn thuộc về phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thức uẩn bao gồm tất cả tâm.


Ts.Huệ Dân
Trích trong Tinh hoa Phật học

Huệ Dân

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/dien-nghia-ba-muoi-bieu-hien-thuc-hien-cua-duy-thuc-trong-tieng-phan-p1-d19509.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY