Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng người cao tuổi trong mùa dịch

Quá trình lão hóa dẫn tới suy giảm chức năng tiêu hóa, tim mạch, hệ niệu... khiến sức khỏe và đời sống của người cao tuổi có nhiều thay đổi, đặc biệt là về dinh dưỡng.

Quá trình lão hóa dẫn tới suy giảm chức năng tiêu hóa, tim mạch, hệ niệu... khiến sức khỏe và đời sống của có nhiều thay đổi, đặc biệt là về dinh dưỡng.

Nếu biết cách cân bằng chế độ ăn uống, người lớn tuổi không những có sức khỏe thể chất dẻo dai mà còn duy trì được đời sống tinh thần lạc quan.

Những thực phẩm người cao tuổi cần bổ sung trong mùa dịch

Chế độ dinh dưỡng cho có nhiều khác biệt so với trẻ em, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe phổ biến như táo bón, vấn đề về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, thừa cholesterol...

Các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng giúp có sức khoẻ tốt, tăng cường khả năng miễn dịch.

Tháp cân đối dinh dưỡng cho người cao tuổi (trung bình 1 người cho 1 tháng).

Trong mùa dịch bệnh, thực đơn cho người cao tuổi cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, nhóm rau xanh quả chín. Trong đó, cần lưu ý nên bổ sung các loại thực phẩm: chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe như các loại hạt, quả bơ, cá béo và dầu thực vật..., đặc biệt là dầu ôliu.

Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt...) rất giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim; Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Protein từ các loại đậu, trứng, thịt gà, cá và thịt nạc cũng như các loại hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao miễn dịch bao gồm: vitamin A, C, E, một số vi chất sắt, kẽm, vitamin D. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ... Vitamin D thường ít có trong thực phẩm, mà phải bổ sung dạng chế phẩm hay tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Nếu có thể, nên bổ sung 1 viên đa vitamin khoáng chất/ngày để nâng cao miễn dịch. Uống sữa, sữa chua 1-2 ly/ngày cũng cung cấp thêm protein, canxi, vi chất cho cơ thể.

Ngoài ra, người cao tuổi nên tích cực bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 - 2 lít/ngày để cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Nên uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy và uống nước theo nhu cầu trong ngày.

Những điều cần lưu ý trong khẩu phần ăn

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình và cho người cao tuổi, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh. Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, khi chế biến cần nấu chín kỹ. Với món ăn riêng cho người cao tuổi, nên nấu mềm, dễ tiêu như súp, cháo thịt, các món hầm...

Khi ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm áp lực cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính xen kẽ 2-3 bữa phụ, đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những người cao tuổi mắc thêm bệnh đái tháo đường. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no vào bữa tối dẫn đến đầy bụng trướng hơi.

Nhiều người cao tuổi thường có thói quen uống rượu gừng, rượu ngâm Thu*c để chống lạnh, tuy nhiên, các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu có thể gây giãn mạch, khi ra ngoài lạnh rất nguy hiểm. Nếu cần thiết bổ sung, chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ, dưới 30ml/ngày. Tuyệt đối nên hạn chế rượu bia theo khuyến cáo dành cho người cao tuổi.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, người cao tuổi nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh. Tập thể dục vừa sức khoảng 60 phút mỗi ngày. Buổi tối không ngủ muộn sau 22h nhưng cũng không nên đi ngủ quá sớm để có được giấc ngủ sâu từ 11h đêm đến 3 giờ sáng, đây là thời gian cho các cơ quan bộ phận nghỉ ngơi đồng thời cũng là thời gian cơ thể thải độc, tái tạo tế bào sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe ổn định, tăng tuổi thọ.

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm/SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo hà tĩnh (https://baohatinh.vn/me-be/dinh-duong-nang-cao-suc-de-khang-nguoi-cao-tuoi-trong-mua-dich/188707.htm)

Tin cùng nội dung

  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY