Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng ở người cao tuổi

Người xưa có câu: “Ăn được, ngủ được là tiên”. Con người ta sinh ra đã biết ăn biết ngủ. Ấy vậy mà, những việc tưởng chừng như đơn giản ấy đối với người cao tuổi (NCT) lại là vấn đề đáng lưu tâm.
Người xưa có câu: “Ăn được, ngủ được là tiên”. Con người ta sinh ra đã biết ăn biết ngủ. Ấy vậy mà, những việc tưởng chừng như đơn giản ấy đối với người cao tuổi (NCT) lại là vấn đề đáng lưu tâm.

Tuổi càng cao thì cơ thể càng lão hóa, sự hấp thu các chất dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn và là một yếu tố tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của NCT. Do đó, việc duy trì một tình trạng dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho NCT. Trong phạm vi của bài viết này xin chỉ chú trọng đến những nguyên tắc dinh dưỡng chung cho NCT khỏe mạnh, còn các đối tượng đang mắc những bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận thì chế độ ăn cần sự tư vấn rất cẩn thận của các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

Những thay đổi thể chất ở người cao tuổi?

NCT có những biến đổi rất đặc trưng do quá trình lão hóa. Trước khi muốn biết NCT nên ăn uống như thế nào cho hợp lý thì chúng ta cần hiểu rõ sự thay đổi thể chất ở NCT. Ăn uống được ngon miệng trước tiên là nhờ đến các giác quan. Khi còn trẻ, các cơ quan hoạt động tốt, nhờ khứu giác nên ngửi được mùi thơm của thức ăn, thị giác giúp nhìn thấy màu sắc thức ăn thật hấp dẫn, cầm chén thức ăn nhờ xúc giác mà biết thức ăn ấm nóng hoặc mát lạnh, nhờ vị giác mà biết được thức ăn chua, cay, mặn, ngọt như thế nào để thưởng thức cái ngon của thức ăn. Chính những giác quan đó đã kích thích nước bọt tiết ra để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn. Thế nhưng, ở NCT thì mắt không nhìn rõ, mũi ngửi kém, vị giác và xúc giác không nhạy nên ăn uống thường kém ngon. Đã chán ăn mà nhai nuốt lại khó do cơ nhai và xương hàm đều teo, răng thì lung lay và mất răng nên NCT lại càng lười ăn hơn nữa, mà như vậy thì lại càng dễ bị suy dinh dưỡng hơn. Các tuyến nước bọt cũng teo nên hoạt tính tiêu hóa của nước bọt cũng giảm sút. Do đó, thức ăn cho NCT cần phải mềm để dễ nhai nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm mùi vị ngon của thức ăn. Trương lực và sức co bóp dạ dày cũng giảm nên dễ bị sa dạ dày, giảm bài tiết dịch vị nên tiêu hóa thức ăn kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu sau ăn. Vì vậy, NCT không nên ăn quá no để tránh tăng gánh hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhu động ruột ở NCT cũng giảm nên dễ bị táo bón, mà táo bón kéo dài thì các vi sinh vật gây thối rữa trong ruột sẽ phát triển làm đầy hơi, mà đầy hơi lâu ngày sẽ đẩy cơ hoành lên cao gây khó thở, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim. Đầy hơi trong bụng cũng làm giảm cảm giác thèm ăn.

Như vậy, chỉ một bộ máy tiêu hóa kém hoạt động không thôi đã gây ra biết bao phiền toái trong việc hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, NCT dễ mắc các bệnh khác kèm theo và phải sử dụng một số Thu*c điều trị có tác dụng phụ gây giảm cảm giác ăn uống hoặc gây rối loạn tiêu hóa. Nói như vậy để thấy rằng, NCT thật sự bị “bủa vây” bởi quá nhiều yếu tố làm giảm sút chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, đối với NCT, việc hiểu rõ thể chất, tinh thần rất quan trọng để có được kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng sao cho hợp lý. Điều này đòi hỏi sự cố gắng của bản thân NCT và sự ân cần, kiên nhẫn của cả gia đình.

Nhu cầu các chất đạm, đường, mỡ như thế nào là hợp lý?

Đạm:

Ngày nay khuyến nghị về nhu cầu đạm ở NCT là 0,75 - 0,8g/kg/ngày. Đạm từ cá dễ tiêu hóa và giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, đặc biệt các loại cá chứa nhiều omega-3, như cá thu, cá hồi, cá ngừ. Đạm thực vật có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật, đặc biệt liên quan với tình trạng cholesterol máu. Những nước dùng đạm đậu nành cao có tỉ lệ Tu vong do tim mạch thấp hơn so với những nước ăn nhiều đạm động vật. Trong suốt 35 năm qua, nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa lượng đạm đậu nành ăn vào với giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mãn tính. Vì vậy FDA của Mỹ đã khuyến cáo nên ăn ít nhất 25g đạm đậu nành/ngày để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch.

Đường:

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm 55 - 60% tổng năng lượng, trong đó nên dùng loại đường phức, có chỉ số đường huyết thấp. Do NCT hoạt động thể lực ít, khối cơ bắp cũng giảm khoảng 1/3 so với thời trẻ nên nhu cầu năng lượng cũng giảm bớt, chỉ khoảng 30kcal/kg/ngày (theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia). Vì thế, NCT phải ăn ít đi so với lúc còn trẻ. Nếu vẫn thấy ngon miệng và ăn quá thừa thì sẽ dễ mắc bệnh béo phì.

Thiếu men đường ruột lactase nên không thủy phân được đường lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa có trong chế độ ăn, nên lactose sẽ không được hấp thu mà bị chuyển hóa bởi vi khuẩn đường ruột tạo khí, làm chướng hơi và tiêu chảy, mặc dù sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa có giá trị sinh học cao. Để có thể cải thiện khả năng dung nạp sữa hay thức ăn chế biến từ sữa, NCT nên thường xuyên ăn ya-ua, hoặc nên tránh uống sữa lúc bụng đói, mà ngược lại nên uống sữa sau khi ăn một ít gì đó, uống một lượng ít trong vài ngày đầu và sau đó tăng dần. Mỗi lần uống sữa chỉ nên dùng 1 lượng khoảng 100 - 200ml.

Mỡ:

Lượng chất béo ăn vào nên giới hạn ở mức 30% hoặc thấp hơn tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa (acid béo no) nên dưới 10%. Tuy nhiên nếu hạn chế dưới mức 20% năng lượng từ béo có thể ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn.

Acid béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, nước luộc thịt) làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành. Acid béo thể trans có nhiều trong mỡ, ma-ga-rin, sữa động vật ăn cỏ và thức ăn nhanh, quy trình công nghiệp chế biến ở nhiệt độ cao làm tăng cholesterol “xấu” dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nên hạn chế dưới 1% trong chế độ ăn.

Trong khi đó acid béo không no giúp làm giảm các nguy cơ nói trên. Ba loại acid béo không no chủ yếu có trong chế độ ăn là acid béo không no 1 nối đôi, acid béo không no nhiều nối đôi (omega-6 và omega-3). Các acid béo thiết yếu nên được cung cấp ít nhất 2 - 3% tổng năng lượng, nghĩa là tương đương 9 - 10g acid béo thiết yếu như acid linoleic và linolenic từ thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.

BS. NGUYỄN THANH HUÂN

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dinh-duong-o-nguoi-cao-tuoi-5225.html)

Chủ đề liên quan:

dinh dưỡng người cao tuổi

Tin cùng nội dung

  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY