Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng trong khi có thai

Những chất rỗng calo nên tránh, và chế độ ăn nên chứa những thức ăn sau: thực phẩm protein nguồn gốc động vật và thực vật, sữa và các sản phẩm của sữa

Chế độ dinh dưỡng trong khi có thai ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ người mẹ và kích thước, tình trạng khoẻ mạnh của đứa trẻ. Những phụ nữ mang thai nên sớm được chỉ dẫn về chế độ ăn uống trong việc chăm sóc trước đẻ và đưa vào chương trình thức ăn bổ sung nếu họ thiếu nguồn dinh dưỡng phù hợp. Việc chỉ dẫn phải nhấn mạnh yấn đề kiêng rượu, Thu*c lá và ma tuý. Caffein và những viên đường hóa học nhân tạo chỉ nên sử dụng với số lượng ít.

Những chất rỗng calo nên tránh, và chế độ ăn nên chứa những thức ăn sau: thực phẩm protein nguồn gốc động vật và thực vật, sữa và các sản phẩm của sữa, tất cả các loại ngũ cốc, bánh mì và hoa quả, rau, đặc biệt là rau xanh.

Tăng cân ở phụ nữ có thai nên đạt được 20 - 40 pao (9 - 18kg), bao gồm trọng lượng thai, rau thai, nước ối và trọng lượng của những tổ chức sinh sản, dịch, máu, nguồn dự trữ chất béo tăng lên. Khối lượng cơ bắp cơ thể người mẹ tăng lên. Nguồn dự trữ chất bép của người mẹ là sự cung cấp calo cho thai nghén và tiết sữa, việc hạn chế tăng trọng lượng trong lúc có thai làm cho không phát, triển nguồn dự trữ chất béo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tổ chức của thai và người mẹ là không nên. Những bà mẹ béo có thể có những đứa trẻ bình thường với trọng lượng tăng ít (15 - 20 pao) (6,7 - 9kg), nhưng người ta cũng động viên nên ăn thức ăn chất lượng cao. Bình thường một phụ nữ mang thai tăng 2 - 5 pao (900 - 2250g) trong ba tháng đầu như vậy dưới 1 pao/tuần. Thai phụ cần thêm vào khoảng 200 - 300 kcalo/ngày (phụ thuộc vào năng lượng xuất ra) và 30g/ngày protein thêm vào để cho tổng số protein đưa vào khoảng 75g/ngày. Lượng calo xấp xỉ đưa vào trong thời kỳ thai nghén giúp cho việc phòng ngừa những nguyên nhân gây ra trẻ nhẹ cân khi sinh.

Chế độ ăn hạn chế muối nghiêm ngặt là không cần thiết. Trong khi việc tiêu thụ những thức ăn sẵn có hàm lượng muối cao là không đáng khuyến khích, thì 2 - 3g muối/ngày là chấp nhận được. Nhu cầu calci tăng trong thời kỳ thai nghén (1200mg/ngày) có thể đáp ứng được bằng sữa, các sản phẩm của sữa, rau xanh, sản phẩm đậu nành, bánh ngũ cốc và những thức ăn bổ sung carbonat calci.

Nhu cầu sắt và acid folic tăng lên sẽ được đáp ứng bằng thức ăn cũng như các chất bổ sung vitamin và chất khoáng (xem bài thiếu máu trong khi có thai). Trong khi có thai không nền dùng quá nhiều vitamin, vì chúng có thể dẫn đến dị dạng thai hoặc rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, thức ăn bổ sung trước đẻ cân đối chứa 30 - 50mg sắt, 0,5 - 0,8 mg folat và cho phép sử dụng rộng rãi hàng ngày các chất khoáng và vitamin khác nhau ở Mỹ và có thể mang lại lợi ích cho nhiều phụ nữ với chế độ ăn không đầy đủ.

Rõ ràng là sự cung cấp thêm vitamin lúc gần mang thai, đặc biệt acid folic làm giảm nguy cơ dị dạng ống thần kinh cho thai nhi. Rau sữa và rau trứng tác dụng tốt cho thai, những phụ nữ ăn chay, họ không ăn trứng cũng như những sản phẩm sữa nên có chế độ ăn riêng sao cho protein và calon phù hợp và nên sử dụng những thực ăn bổ sung vitamin B12 trong khi có thai và cho con bú.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoansankhoa/dinh-duong-trong-khi-co-thai/)

Tin cùng nội dung

  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY