Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Dinh dưỡng và vận động sau đặt stent mạch vành

Tim có vai trò bơm máu đi khắp cơ thể để nuôi các cơ quan, nhưng chính bản thân cơ tim cũng phải được tưới máu qua một hệ thống động mạch gọi là mạch vành.
Xơ vữa động mạch là bệnh lý xuất phát từ tình trạng lắng đọng của mỡ và cholesterol trên thành mạch dẫn đến hẹp lòng mạch, ảnh hưởng lên động mạch toàn thân, trong đó có động mạch vành.

Ngoài những biểu hiện như đau ngực, khó thở, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim trong trường hợp có cục máu đông trong lòng mạch vành. Khi phát hiện vị trí tắc nghẽn mạch vành, bác sĩ sẽ luồn ống thông (catheter) và áp dụng kỹ thuật giúp máu lưu thông trở lại, hoặc đặt stent - một dạng khung lưới kim loại hình ống - sẽ lưu lại vĩnh viễn trong thành mạch và có tác dụng giữ cho lòng mạch luôn được thông.

Sau khi được đặt stent, người bệnh phải dùng một loại Thu*c đặc biệt chống tạo cục máu đông tại vị trí stent và kết hợp với các Thu*c hạ áp, hạ cholesterol máu, Thu*c điều trị đái tháo đường... Hầu hết các Thu*c này phải được dùng suốt đời. Một số Thu*c có thể gây tác dụng phụ nhưng thường luôn có Thu*c tương đương để thay thế, do đó người bệnh đừng ngại cho bác sĩ biết nếu gặp vấn đề khi dùng Thu*c.

Chú trọng chế độ dinh dưỡng...

Có ba mục tiêu quan trọng trong chế độ Thu*c của bệnh nhân mang stent: kiểm soát tốt huyết áp, nồng độ cholesterol và đường huyết (nếu có đái tháo đường). Nhưng đặt stent chỉ giúp giải quyết vị trí tắc nghẽn của dòng máu mạch vành mà không giúp điều trị bệnh nền tảng là xơ vữa động mạch đã có từ rất lâu trước đó.

Nhiều bệnh nhân cho rằng đặt xong stent là chấm dứt được bệnh mạch vành. Đây là sự nhầm lẫn vô cùng tai hại vì sự tắc nghẽn có thể tiếp tục xảy ra ở những vị trí khác của hệ thống mạch vành. Do vậy, nên xem việc đặt stent là một cột mốc quan trọng củng cố quyết tâm của bệnh nhân theo đuổi chế độ dinh dưỡng và thay đổi lối sống để hỗ trợ cho điều trị xơ vữa động mạch, trong đó bao gồm:

• Duy trì một thể trọng càng gần với trị số lý tưởng càng tốt.

• Ngưng hút Thu*c do nicotine làm co mạch máu và làm tim hoạt động vất vả hơn. Nếu là người hút Thu*c, bỏ Thu*c là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ biến cố bệnh mạch vành.

• Dinh dưỡng lành mạnh dựa trên trái cây, rau quả và ngũ cốc thô hay còn gọi là hạt toàn phần (whole grains) là những loại hạt còn nguyên mài và lớp vỏ lụa bên ngoài. Giảm ăn mỡ bão hòa, cholesterol và muối, điều này có thể giúp kiểm soát thể trọng, huyết áp và cholesterol. Giảm ăn mỡ và cholesterol làm giảm nguy cơ xuất hiện thêm tắc nghẽn mạch vành. Ăn cá một đến hai lần trong tuần (ít nhất một lần cá có mỡ) có thể giúp bảo vệ tim.

• Nếu có đái tháo đường đi kèm, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn để kiểm soát tốt đường huyết.

• Kiểm soát căng thẳng: giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt. Bệnh nhân có thể thực hành những kỹ thuật để kiểm soát căng thẳng như thư giãn cơ và thở sâu.

...Và vận động thể lực

Đây là yếu tố cốt lõi của thay đổi lối sống để điều trị xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, cần phải tiến hành từng bước. Trong tuần đầu tiên sau đặt stent, không nên lái xe, du lịch xa, đi xe đạp, khuân vác hoặc các hoạt động thể lực nặng, tham gia bất kỳ môn thể thao nào, ngoại trừ đi bộ trên mặt phẳng.

Bệnh nhân có thể rời khỏi giường như bình thường nhưng cố gắng nghỉ ngơi tối đa trong hai ngày đầu (sau đó tăng dần mức thể lực), đi bộ không quá 10 phút với lực bước tăng dần, nấu ăn nhưng không nên đứng lâu quá 20 phút. Sang tuần thứ hai có thể tăng dần mức thể lực trong sự thoải mái cho phép, đi bộ xa hơn một chút nhưng không nên chạy bộ.

Ở một số nơi, người bệnh có thể tham gia chương trình giáo dục phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đặt stent.

Về lâu dài, bạn có thể tham gia các hoạt động thể lực bình thường và các môn thể thao trong sự cho phép của bác sĩ tim mạch. Môn được khuyến cáo là đi bộ ít nhất 30 phút, năm lần mỗi tuần. Nếu thấy đau ngực xuất hiện hoặc khó thở quá mức, nên ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.

Người bệnh có thể trở lại làm việc sau 1-2 tuần, nhưng nên giảm giờ làm trong tuần đầu tiên để tránh mệt mỏi quá mức hay đi làm vào giờ cao điểm. Nếu công việc liên quan đến khuân vác nặng, nên chuyển sang khuân vác nhẹ trong thời gian đầu. Nhiều bệnh nhân lo lắng về việc hoạt động T*nh d*c trở lại.

Thông thường nếu người bệnh đã có thể đi được bậc thang của hai tầng lầu (khoảng 30 bậc) thì có thể "lâm trận" được. Không nên bắt buộc mình "thể hiện" quá, nên giữ phòng ấm áp và thoải mái. Hãy thư giãn và giao vai trò chủ động cho đối tác trong những "lần trở lại" đầu tiên.

Chú ý tránh dùng Viagra hoặc những Thu*c tương tự nếu như đang dùng nitrat (là một loại Thu*c giãn mạch vành) do sự phối hợp của hai Thu*c này có thể gây tụt huyết áp.

Ths.BS Nguyễn Thành Tâm
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dinh-duong-va-van-dong-sau-dat-stent-mach-vanh-n101233.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY