Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đo SpO2 bạn nhất định phải lưu ý những điều này

Bạn phải đặt đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy, không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả, móng tay không quá dài hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo.

Chị nguyễn thanh nga hỏi: tôi mới mua máy đo spo2 nhưng chưa biết sử dụng. xin bác sĩ hướng dẫn cách đo. có cần tắt máy không hay để nó tự tắt?

Sơn móng tay, móng tay quá dài có đo được chỉ số Sp02?

Trả lời câu hỏi này, BS Lê Đăng Tuấn,  Học viện Quân y,  từng có thời gian hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch cho biết, theo hình ảnh chị mô tả cách đo thì như vậy là đã đúng. Khi sử dụng xong ấn nút nguồn là tắt.

Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện.

Máy đo spo2 là thiết bị đo độ bão hòa ôxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp bệnh nhân covid-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu ôxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường. 

Theo hướng dẫn sử dụng máy đo spo2 của sở y tế hà nội gồm những bước cụ thể sau:

Kiểm tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tuỳ loại máy).

Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỷ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường 96-100%.

Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút. Phạm vi đo: 0- 254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).

Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2: 

Người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp 

Người bệnh cử động nhiều. 

Đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp 

Cũng trong hướng dẫn của Sở Y tế, những dấu hiệu cảnh báo bất thường ở F0 cần báo nhân viên y tế gồm: SpO2 < 96% (nếu đo được); Sốt cao trên 38, 5 độ C; Tức ngực; Đau rát họng, ho; Cảm giác khó thở; Tiêu chảy. Với trẻ em thì biểu hiện gồm: mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/son-mong-tay-mong-tay-qua-dai-co-do-duoc-chi-so-spo2-401422.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY