Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y và những quảng cáo chữa bệnh thái quá, không chính xác

Trong những năm gần đây, với phương châm xã hội hóa y tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong nước và ngoài nước, chủ yếu là Trung Quốc, đã được cơ quan chức năng cấp phép hành nghề.

Khi đi vào hoạt động, việc nhiều phòng mạch Đông y tìm mọi cách quảng bá năng lực và phạm vi của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng là điều dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên, chuyện đáng nói là, đã có không ít quảng cáo mang nội dung thiếu tính chính xác, khó hiểu, thậm chí được “thổi phồng” một cách quá đáng vì mục đích thương mại.

Sử dụng thuật ngữ khoa học không chính xác:

Có thể nói, rất nhiều phạm lỗi này do người dịch, người viết thiếu kiến thức chuyên môn. Ví như việc dùng các thuật ngữ: “hệ thần kinh đại não” trong chữa động kinh (chỉ gọi là đại não hoặc hệ thần kinh trung ương), “viêm phế quản dị ứng, viêm phế quản di truyền” và “vi khuẩn hen suyễn” trong chữa hen và viêm phế quản (không có loại vi khuẩn nào mang tên hen suyễn), “herpes sinh lực” trong chữa herpes (chỉ gọi là herpes Sinh d*c)...

Nhiều quảng cáo của các phòng mạch Đông y thiếu chính xác, thổi phồng một cách quá đáng.

Dùng các thuật ngữ khó hiểu (ngay cả với giới chuyên môn)

Ví như các thuật ngữ: “miễn dịch cơ nhân” trong quảng cáo chữa bướu cổ, “cảm nhiễm chi nguyên thể”, “y nguyên thể” trong quảng cáo chữa sùi mào gà, “miễn dịch đề kháng gene” trong quảng cáo chữa viêm phế quản... Thực ra, những thuật ngữ này có thể tìm hiểu và dịch sang tiếng Việt một cách dễ dàng và dễ hiểu, nhưng xem ra người ta cố ý như vậy để gây “ấn tượng” nhằm thu hút sự chú ý của người bệnh.

Sử dụng các ngôn từ mang tính chất giật gân:

Ví như: “Các bài Thu*c bí quyết cổ truyền phát huy sự thần kỳ của Đông y Trung Quốc”, “xóa bỏ căn bệnh động kinh này không phải là điều viễn tưởng nữa” trong quảng cáo chữa động kinh, “Tam đại danh y Trung Quốc phá vỡ liệu pháp truyền thống, sáng tạo cái mới” trong quảng cáo chữa viêm phế quản... Việc sử dụng các ngôn từ này dễ mang lại cho người bệnh hy vọng không tưởng.

Đưa ra những thông tin không chính xác:

Ví như: Tỷ lệ viêm gan ở nước ta hiện nay chiếm 20% dân số (quảng cáo chữa viêm gan), có nghĩa là cứ 10 người Việt Nam thì có tới 2 người bị viêm gan??? Điều này hoàn toàn không đúng, có chăng đó chỉ là tỷ lệ người lành mang trùng, nghĩa là trong cơ thể có nhiễm mầm bệnh nhưng chưa có tổn thương tế bào gan. Hay “nhuyễn gan thảo hoàn toàn có tác dụng bổ trợ gan, tăng cường khả năng giải độc, tiêu diệt virut”. Trên thực tế, hiện nay chưa có Thu*c nào có tác dụng tiêu diệt virut!

Rất nhiều quảng cáo mắc lỗi này, với các điệp khúc như nhau: “Thông thường chỉ cần 1 đến 2 liệu trình, bệnh sẽ thuyên giảm, trị tận gốc” trong quảng cáo chữa hen suyễn; “bất kể bệnh nhân mắc bệnh bao lâu, điều trị đủ liệu trình, bệnh khỏi triệt để” trong quảng cáo chữa phong thấp, viêm đa khớp; “từ 1 đến 2 liệu trình sẽ khỏi bệnh không tái phát” trong quảng cáo chữa cường năng tuyến giáp; “điều trị tận gốc không tái phát” trong quảng cáo chữa hen suyễn, “bệnh nhân phong thấp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, mọc gai xương, đau thần kinh tọa, liệt, trúng gió, liệt nửa người, viêm khớp vai, viêm đốt sống cổ, thắt lưng, trúng gió sau sinh đều có hiệu quả. Bệnh nặng, nhẹ, thời gian điều trị ngắn, dùng Thu*c trong ngày lập tức có hiệu quả, điều trị 1-2 liệu trình bệnh sẽ khỏi hẳn, không tái phát”... Có thể nói, những căn bệnh nêu trên đều là mạn tính và phức tạp, cho đến nay cả Tây và Đông y chỉ có khả năng trị liệu đến mức ổn định và hạn chế tái phát ở một mức độ nào đó, không người thầy Thu*c có trình độ và lương tâm nào lại dám khẳng định một cách thái quá như vậy. Dù vô tình hay hữu ý, những quảng cáo này sẽ gieo cho người bệnh một niềm tin không tưởng và dễ lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dong-y-va-nhung-quang-cao-chua-benh-thai-qua-khong-chinh-xac-n159259.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY