Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Dưa hấu chữa say nắng, nóng Y học cổ truyền

Dưa hấu đuợc coi là một trong những loại trái cây hết sức thông dụng trong đời sống hàng ngày của mọi gia đình...
Dưa hấu đuợc coi là một trong những loại trái cây hết sức thông dụng trong đời sống hàng ngày của mọi gia đình, đặc biệt khi tiết trời oi bức, nóng nực. Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn và không ít các vitamin A, B, C; các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Mg... Ngoài ra, dưa hấu còn được dùng làm Thu*c chữa bệnh.

Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn; vào tâm, vị, bàng quang. Vỏ quả có vị ngọt tính mát; vào kinh tâm và vị. Hạt dưa vị ngọt tính bình. Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi thủy; dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng gây sốt nóng mất nước, thần kinh kích ứng, miệng khô, họng khát, tiểu ít, đái buốt, đái dắt. Vỏ quả thanh giải nóng nực, lợi niệu. Hạt dưa hấu tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng sinh lực.

Một số bài Thu*c chữa bệnh có dưa hấu:

say nắng">chữa say nắng, miệng khô, khát nước, tiểu tiện không thông, trạng thái kích ứng thần kinh: dưa hấu bổ ra ép lấy nước uống.

Chữa nóng nực ra mồ hôi nhiều, đầu váng, mắt hoa đau nhức: vỏ quả dưa hấu 20g, lá sen tươi 12g, kim ngân hoa tươi 16g, hoa biển đậu tươi 12g, ty qua bì 12g, trúc diệp tâm tươi 12g. Sắc uống.

Chữa cảm nắng, sốt cao: vỏ dưa hấu 20g, kim ngân hoa 20g, trúc diệp 10g, nước 500ml. Sắc trong 15 phút, lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa đái tháo đường: vỏ dưa hấu 30g, kỷ tử 30g, đảng sâm 10g. Sắc uống.

Chữa loét miệng: vỏ dưa thái nhỏ, phơi khô, sao cháy, nghiền bột mịn. Rắc vào vết loét.

Chữa phù thũng do viêm thận cấp:

Bài 1: rễ cỏ tranh tươi 40g, vỏ dưa hấu 40g, đậu nhự 12g, xích tiểu đậu 20g. Sắc uống.

Bài 2: cùi trắng dưa hấu 40g, bạch mao căn tươi 40g, xích tiểu đậu 20g. Sắc uống.

Chữa tăng huyết áp: vỏ dưa hấu 12g, thảo quyết minh 10g. Sắc uống.

Món ăn có dưa hấu:

Nước ép dưa hấu: nước ép dưa hấu (chủ yếu phần cùi) 200ml để sẵn; chi tử 12g, xích thược 2g, hoàng liên 2g, cam thảo 2g. Sắc lấy nước cho thêm chút đường phèn khuấy tan đều. Uống dần ít một, ngậm giữ trong miệng khoảng vài phút trước khi nuốt. Ngày 1 lần, liên tục trong ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng loét miệng.

Vỏ dưa xào cà rốt: vỏ dưa 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 15g. Vỏ dưa hấu thái lát; cà rốt thái lát, gừng tươi đập giập. Xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Cho ăn thành bữa phụ hoặc ăn trong bữa chính. Ngày 1 lần, đợt dùng 7-10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang, tắc ngạt mũi tiết đờm vàng đục hoặc lẫn tia huyết.

Cháo vỏ dưa: 40g, mạch nha 20g, ý dĩ 20g. Nấu thành cháo đặc ăn trong ngày, ăn liền trong 5-7 ngày. Món này tốt cho người ăn uống kém trong mùa hè, tiêu hóa không tốt, đầy bụng, người mệt mỏi.

Nước sắc tỏi, dưa hấu: dưa hấu 1 quả, tỏi 30-60g. Khoét một miếng tạo ra lỗ hổng, cho tỏi đã bóc vỏ giã nát vào, đặt miếng dưa vừa khoét cho kín, cho vào nồi, đun cách thủy, lấy ra ép lấy nước cho uống. Dùng cho các bệnh nhân có các chứng bệnh xơ gan cổ trướng, viêm thận cấp, viêm thận mạn.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, có bệnh hàn thấp kiêng dùng.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dua-hau-chua-say-nang-nong-y-hoc-co-truyen-15099.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguy hiểm không kém những bệnh như tim mạch, ung thư gan, tai biến mạch máu não… tổ ấm của những nam giới bị đái tháo đường có thể tan vỡ khi gặp phải chứng rối loạn cương dương.
  • Thông tin về một nghiên cứu mới của Canada cho rằng stress trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đã làm nhiều chị em lo lắng.
  • Dâm bụt, các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp, nói ở đây là dâm bụt ta, một loại cây khiêm nhường, thường chỉ được trồng làm hàng rào.
  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau.Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY