Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Dùng Thuốc nhỏ mũi cho bé như thế nào?

Không nên tự dùng Thuốc cho em bé. Đã có nhiều trường hợp cấp cứu vì dùng Thuốc nhỏ mũi sai cho em bé.
Bé nhà tôi 15 tháng tuổi, bị sổ mũi ho, đã đi khám và được bác sĩ cho Thuốc nhưng vẫn ho và sổ mũi. Cháu có nhỏ mũi otilin thì thấy sổ mũi thuyên giảm hẳn, nhưng cháu không dám dùng lâu vì hướng dẫn sử dụng không dùng quá 3 ngày. Không nhỏ thì có chảy mũi lại nhưng ít hơn trước.

BS tư vấn giúp tôi cho bé uống Thuốc gì, hay dùng thêm nhỏ mũi gì để bé chấm dứt hiện tượng chảy mũi (bé chảy mũi thì lại ho có đàm, hết chảy mũi ngừng ho)? Xin cám ơn BS nhiều!

(Nguyễn Thị H. - TP.HCM)

Trước tiên tôi muốn nhắc bạn, không nên tự dùng Thuốc cho em bé. Theo tôi biết Otilin chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, trong khi bé nhà bạn mới 16 tháng. Cũng may không có tai biến gì xảy ra cho bé. Đã có nhiều trường hợp cấp cứu vì dùng Thuốc nhỏ mũi">Thuốc nhỏ mũi sai cho em bé. Mạch máu của các em bé còn rất nhỏ, nếu dùng Thuốc co mạch để thông mũi sai, làm mạch máu não co thắt lại, máu ở não không lưu thông được gây nguy hiểm cho em bé.

Đối với các bé nhỏ , hầu như không cần đến Thuốc co mạch để thông mũi, chỉ trừ trường hợp bé quá nghẹt mũi thôi (khi cần dùng thì ở Việt Nam mình ví dụ có Thuốc nhỏ mũi Otrivin 0,05% cho trẻ sơ sinh & trẻ ≤ 6 tuổi: 1 - 2 giọt mỗi bên mũi x 1 - 2 lần/ngày, không quá 3 lần/ngày).

Nhưng như tôi đã nói bên trên, với trẻ nhỏ hầu như không cần dùng Thuốc co mạch, chỉ cần dùng nước muối S*nh l* hay nước biển phun sương dành cho baby như sterimar baby là đủ.

Bé nhà bạn có bú sữa mẹ không? Các bé bú sữa mẹ ít khi bị bệnh trước 6 tháng tuổi. Chỉ thấy bạn nói bé bị sổ mũi, ho. Vậy bé có sốt không? Nếu chỉ sổ mũi ho mà không sốt có thể bé bị cảm lạnh thôi. Bạn xem lại việc giữ ấm cho bé, nên xoa dầu khuynh diệp ở lòng bàn chân và mang tất cho bé.

Không khám cho bé nên tôi cũng không thể chỉ định Thuốc cho bé nhà em được. Tốt nhất bạn cho bé khám ở bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng lại đi.

TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-thuoc-nho-mui-cho-be-nhu-the-nao-13919.html)

Tin cùng nội dung

  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, BV Tai mũi họng TPHCM có khám cho trẻ em không? Tôi có thể tìm hiểu các chuyên khoa của BV này không? Xin cảm ơn và mong chờ các thông tin hữu ích từ Mangyte.
  • Chào Mangyte, Tôi bị viêm dây thanh quản và khó thở muốn đi khám ở BV Tai mũi họng TP.HCM - Khoa dịch vụ. Kính mong Mangyte tư vấn giúp thủ tục, quy trình và chi phí thế nào? Trân trọng cảm ơn. (Mỹ Duyên - Quận Bình Thạnh)
  • Cho tôi hỏi: đăng ký khám dịch vụ theo yêu cầu tại viện Tai mũi họng TW như thế nào? Khám vào các ngày nào? Có khám dịch vụ cho trẻ em dưới 6 tuổi không? số điện thoại đăng ký khám dịch vụ? Cảm ơn Mangyte! (Tuấn Doanh - Hà Nam)
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Nhiều ông bố bà mẹ tùy tiện dùng Thu*c nhỏ mũi cho con để rồi thót tim khi con gặp những phản ứng phụ phải nhập viện cấp cứu.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.