Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Đường huyết trồi sụt, do đâu BS ơi?

Tôi vẫn uống Thu*c kiếm soát đường huyết, nhưng chỉ số đường huyết vẫn trồi sụt, vì sao? Cách uống Thu*c đúng như thế nào.

Hỏi: Tôi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 được hơn một năm nay. Tôi vẫn uống Thu*c kiếm soát đường huyết, nhưng chỉ số đường huyết vẫn trồi sụt, vì sao? Cách uống Thu*c đúng như thế nào? Làm sao để kiểm soát tốt đường huyết? Ăn uống có liên quan không?

(Nguyễn Thị T - TP.HCM)

Chào bạn,

Để kiểm soát tốt đường huyết, ngoài việc uống Thu*c theo chỉ định của BS, chế độ ăn và tập thể dục rất quan trọng. Đường huyết lúc trồi lúc sụt là do bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn đúng.

Bản chất bệnh đái tháo đường là do đường (glucose) trong máu tăng cao. Do đó, nhiều bệnh nhân quan niệm chỉ có đồ ăn có vị ngọt mới không được ăn. Nhưng một trong những thực phẩm bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế là nhóm tinh bột.

Nhóm tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose (năng lượng) cho cơ thể. Một vài thực phẩm cần hạn chế: thực phẩm chế biến từ gạo, nếp (cơm, xôi, cháo, hủ tiếu, bún); thực phẩm từ bột (bánh mì, mì, các loại bánh…), một số loại củ (khoai lang, khoai mì, khoai tây…). Bên cạnh đó, các loại sữa cũng là nhóm thực phẩm cần hạn chế đối với bệnh nhân bị đái tháo đường. Trái cây dù ngọt hay chua đều có thể làm tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều.

Hiệp hội ĐTĐ Mỹ và Cao đẳng Y học Thể thao Mỹ vừa đưa ra một hướng dẫn mới về tập thể dục cho bệnh nhân ĐTĐ. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiến triển của bệnh đái tháo đường týp 2; đồng thời cải thiện được lipid máu, huyết áp, tim mạch.

Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được khuyến cáo nên tập thể dục từ mức độ trung bình đến mạnh như aerobic. Bệnh nhân nên tập 150 phút mỗi tuần, rải cách đều 3 ngày/tuần. Hầu hết bệnh nhân không thể tập thể dục mạnh vì các vấn đề ở bàn chân và một vài bộ phận khác trong cơ thể. Đi bộ là bài tập tốt nhất cho bệnh nhân ĐTĐ.

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

 

Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng NattoEnzym.


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/duong-huyet-troi-sut-do-dau-bs-oi-n169484.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY