Chẩn đoán và điều trị rối loạn miễn dịch và dị ứng hôm nay

Ghép tạng trong lâm sàng

Chỉ định ghép tim khi bệnh tim ở giai đoạn cuối hoàn toàn kháng với điều trị nội khoa, Người cho và người nhận phải được so nghiệm để loại trừ các kháng thể kháng HLA

Ghép cơ quan thường hay được dùng trong điều trị nhiều bệnh. Hạn chế chính của cách điều trị này là khan hiếm cơ quan người cho và giá thành cao của phương pháp ghép hoàn hảo trước hết là do không hoà hợp tổ chức và thiếu các phương pháp giảm miện dịch an toàn và tuyệt đối có hiệu quả để ngăn chặn thải mảnh ghép. Quan tâm lớn lao trong việc tránh lây lan các yếu tố nhiễm khuẩn (như HIV, HBV, HCV, CMV) từ người cho sang người nhận đòi hỏi phải làm test huyết thanh rộng rãi trước khi tiến hành ghép.

Ghép thận

Bệnh thận giai đoạn cuối là một chỉ định ghép thận. Thận của người cho liên quan có HLA phù hợp cả so nghiệm ABO hồng cầu có đến 90% sống thêm được 1 năm, ghép kém đồng nhất sẽ có tỷ lệ sống thêm thấp hơn một chút. Ghép thận của tử thi so nghiệm cũng sống sót gần như trên, nhất là nếu người nhận không có kháng thể chống lại kháng nguyên của người cho. Một phản ứng chéo dương tính bằng nghiệm pháp độc tế bào giữa huyết thánh người nhận và tế bào người cho được có như chỉ định ghép sàng lọc người cho phải được tiến hành trong mọi trường hợp để tránh lan truyền HIV và các tác nhân nhiễm khuẩn khác. Điều trị trước cho người nhận bằng truyền máu của người cho thấy đã làm kéo dài hơn đời sống của mảnh ghép. Loại thải mảnh ghép được biểu hiện bằng giảm chức năng thận và được điều trị bằng các Thu*c ức chế miễn dịch, đặc biệt là cyclosporin.

Ghép tim

Chỉ định ghép tim khi bệnh tim ở giai đoạn cuối hoàn toàn kháng với điều trị nội khoa. Người cho và người nhận phải được so nghiệm để loại trừ các kháng thể kháng HLA ở người nhận vì đây là dịp hiếm có cho định typ HLA. Chẩn đoán thải bỏ mạch ghép bằng sinh thiết nội tâm mạc cơ tim và điều trị bằng các Thu*c ức chế miễn dịch, đặc biệt là cyclosporin. Kết quả sống thêm 5 năm lên tới 80% ở các trung tâm chuyên sâu.

Ghép phổi

Ghép phổi thường hay kết hợp với ghép tim vì đạt kết quả rất nghèo nàn khi chỉ ghép phổi đơn độc. Ghép tim-phổi kết hợp có khoảng gần 65% sống sót thêm một năm, còn nếu chỉ ghép phổi đơn độc, chỉ vào khoảng 60% sống thêm.

Ghép gan

Chi định chính của ghép gan là rối loạn chức năng gan được biểu hiện bàng các bất bình thường về tổng hợp và điều chỉnh có thể gây tiến triển đến Tu vong trong 2 năm và không có những tai biến toàn thân nghiêm trọng của suy gan. Trẻ em có những khuyết tật phát triển (như hẹp đường mật ngoài gan, sai lệch chuyển hóa bẩm sinh) là những người nhận ghép điển hình. Chỉ định ghép gan ở người lớn trong những trường hợp chọn lọc bao gồm viên gan mạn tính tiến triển (mặc dù nguy cơ bệnh tái phát trong ghép là có thật), xơ gan mật tiên phát, viêm đường mật xơ cứng và các sai lạc chuyển hóa bẩm sinh. Người nhận được chọn lọc trên cơ sở so nghiệm ABO và kích cơ cơ quan. Định typ HLA không đạt được những kết quả thực tế, Sống thêm chiếm khoảng 70 - 80%.

Ghép tụy và tế bào tiểu đảo

Mặc dù phương pháp này thường được thực nghiệm rộng rãi, nhưng chỉ định là suy tụy và trong một vài trường hợp đái tháo đường. Kết quả lâm sàng đã nâng lên, ở các trung tâm chuyên sâu cho thấy ghép sống sót 1 năm lên tới 80%,.

Ghép tủy xuơng

Bệnh bạch cầu, thiếu máu suy tủy và các sai lệch miễn dịch bẩm sinh thường là những chỉ định chính ghép tủy. Chiếu tia và các Thu*c ức chế miễn dịch được dùng để chuẩn bị cho người nhận. So nghiệm chặt chẽ HLA là chủ yếu cho ghép tủy xương đạt kết quả. Bệnh mảnh ghép chống túc chủ (graft-versus-host) gây nên bởi sự tấn công của tế bào người cho trên tế bào không hoà hợp tố chức của người nhận có thể rất mạnh mẽ. Điều này thường xẩy ra ở người lớn làm hạn chế việc ghép tủy xương không hoà hợp tố chức cho nhóm tuổi này. Tủy tự thân thu lượn được trong thời kỳ không mắc bệnh thường hay được sử dụng có kết quả cho việc tái tạo tủy ở những bệnh nhân chọn lọc. Nhiễm khuẩn trong thời gian mất khả năng miễn dịch có thể là những vấn đề đe doạ tính mạng.

Tỷ lệ thành công của ghép tủy xương phần lớn phụ thuộc vào bệnh mắc phải, nguy cơ phối hợp của tái phát (trong trường hợp bệnh bạch cầu), mức độ so nghiệm giữa người cho và người nhận, mức độ có thể có của bệnh mảnh ghép chống túc chủ, tuổi của người nhận (trên 30 tuổi, tần suất mắc bệnh mảnh ghép chống túc chủ tăng lên) và những tai biến phối hợp có điều kiện (bệnh tắc tĩnh mạch gan và nhiễm khuẩn). Nhìn chung tỷ lệ thành công vào khoảng 60 - 70% trong suy tủy, 40 - 75% sống thêm 1 năm trong các thể bệnh bạch cầu và rất thay đổi trong các bệnh suy giảm miễn dịch.

Các tổ chức và cơ quan khác

Ghép các tổ chức hay cơ quan khác (như da, võng mạc, xương và các van tim) hiện nay là phương thức phẫu thuật thường nhật. Rất nhiều nghiên cứu còn lại phải được làm tiếp cho việc ghép các cơ quan khác, đặc biệt là tổ chức thần kinh.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanmiendich/ghep-tang-trong-lam-sang-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY