Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giải pháp nào quản lý thị trường thực phẩm chức năng?

Từ đầu năm 2015 đến nay, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt 119 cơ sở vi phạm về ATTP với tổng số tiền phạt hơn 2,2 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt 119 cơ sở vi phạm về ATTP với tổng số tiền phạt hơn 2,2 tỷ đồng. Con số này cho thấy, sự quyết liệt của cơ quan quản lý trong việc xử lý vi phạm về ATTP nói chung, thực phẩm chức năng">thực phẩm chức năng (TPCN) nói riêng, tuy nhiên con số này cũng phản ánh thị trường TPCN luôn tiềm ẩn nhiều sai phạm. Vậy, đâu là giải pháp để quản lý thị trường TPCN? Để giải đáp vấn đề này, phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP.

Thưa ông, được biết hiện nay có khoảng hơn 10.000 sản phẩm TPCN đang lưu hành trên thị trường, ông đánh giá như thế nào về chất lượng của những sản phẩm này?

: Bất kỳ TPCN nào khi đã công bố và được phép lưu thông trên thị trường là đảm bảo chất lượng (trừ sản phẩm bị làm giả). Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng, trong số hơn 10.000 sản phẩm TPCN đang lưu thông trên thị trường hiện nay, chỉ khoảng 50-60% trong số đó là “sống” được, tức là được người tiêu dùng chấp nhận, còn lại là “tự diệt” vì không được người tiêu dùng ưu chuộng.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TPCN, nhưng cũng không được “thần thánh hóa” sản phẩm này và cũng không nên tẩy chay TPCN. TPCN có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tật và hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Ai cũng có thể sử dụng TPCN. Tuy nhiên, người dân luôn cần hiểu rằng, TPCN chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị, chứ không phải Thu*c. Khi mắc bệnh, tuyệt đối không được bỏ Thu*c điều trị để dùng TPCN.

Đã có không ít người tiêu dùng vì tin tưởng vào quảng cáo như “thần dược” của TPCN mà tiền mất, tật mang vì mua phải sản phẩm làm giả hay sản phẩm không có công dụng như quảng cáo?

Quy luật chung trên thị trường là khi nhu cầu về sản phẩm nào đó càng lớn, được ưa chuộng thì sẽ xuất hiện nhiều đối tượng lợi dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái. TPCN cũng không nằm ngoài quy luật này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm.

Theo quy định, trước khi quảng cáo, nội dung phải được cơ quan chuyên môn thẩm định. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn bán nhiều sản phẩm thu lợi nhuận nên đã bất chấp sai phạm, cố tình quảng cáo thổi phồng, sai sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trong số những vi phạm về TPCN thời gian qua mà cơ quan quản lý phát hiện được, vi phạm về quảng cáo chiếm tỷ lệ cao nhất. Có những thời điểm, hơn 53% số lượng doanh nghiệp vi phạm về TPCN là vi phạm liên quan tới quảng cáo (như quảng cáo khi chưa có thẩm định của cơ quan y tế, quảng cáo quá nội dung được phê duyệt).

Gần đây tình trạng bị làm giả, nhái ngày càng nhiều. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã bắt một số vụ sản xuất, kinh doanh TPCN giả lớn.

Từ đầu năm 2015 đến nay, riêng Bộ Y tế đã xử lý 119 cơ sở vi phạm về ATTP với tổng số tiền phạt hơn 2,2 tỷ đồng, trong đó có 100 cơ sở vi phạm về quảng cáo TPCN bị xử phạt hơn 1,8 tỷ đồng. Thu hồi 11 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, thu hồi 5 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các công ty vi phạm về TPCN. Tạm dừng lưu thông 33 lô sản phẩm, thu hồi tiêu hủy 2 sản phẩm vi phạm về chất lượng và ghi nhãn. Chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng khác xử lý 15 trường hợp.

Thưa ông, có những ý kiến cho rằng, một số doanh nghiệp xin cấp phép Thu*c thì rất khó khăn nên chuyển sang làm TPCN. Bởi quy trình, công bố, quảng cáo sẽ dễ dàng hơn nhiều. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Trước hết, tôi khẳng định ngay, quan niệm này hoàn toàn sai. Cấp phép lưu hành Thu*c có quy định, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cụ thể. Đối với TPCN cũng vậy, từ vấn đề công bố, kiểm nghiệm, ghi nhãn, điều kiện vệ sinh cơ sở, tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của thành phần trong sản phẩm rất chặt chẽ. Các quy định này được quy định chặt chẽ, chỉ khi nào doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đó mới được phép lưu hành. Ngay cả khi được phép lưu hành, TPCN vẫn phải lưu sản phẩm để lấy mẫu và kiểm nghiệm theo định kỳ và lấy mẫu kiểm tra đột xuất.

Với TPCN nhập khẩu để được lưu hành tại Việt Nam, sản phẩm đó phải được cơ quan chức năng tại nước sở tại cấp phép sử dụng tại nước đó. Sản phẩm được lưu hành tại Việt Nam phải có doanh nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm công bố chất lượng sản phẩm đó đồng thời từng lô sản phẩm khi về Việt Nam phải được kiểm tra đối chiếu so sánh với dữ liệu công bố.

Điều này cho thấy, không phải nhập khẩu TPCN là đơn giản và không phải khi thấy khó khăn trong đăng ký sản phẩm Thu*c thì quay sang đăng ký TPCN.

Trân trọng cảm ơn ông!

(thực hiện)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giai-phap-nao-quan-ly-thi-truong-thuc-pham-chuc-nang-15970.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.