Bác sĩ, kỹ thuật viên điều kiển robot Maxio để thực hiện kỹ thuật giảm đau “Tiêm cồn tuyệt đối diệt hạch thân tạng” cho bệnh nhân.
Ứng dụng robot Maxio thực hiện tiêm cồn tuyệt đối diệt hạch thân tạng là một kỹ thuật giảm đau mới được triển khai tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nguyên lý của phương pháp này là dùng cồn tuyệt đối nồng độ cao để diệt hạch thần kinh, cắt đường dẫn truyền cảm giác đau từ cơ quan bị đau về trung ương thần kinh (não bộ). Khi cắt được đường dẫn truyền này thì về nguyên lý bệnh nhân sẽ hết đau.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện là bệnh viện duy nhất ứng dụng kỹ thuật này. Robot giúp định vị đường đi và hướng chính xác, nhanh chóng nhất, với một lần chọc kim là đến đúng vị trí hạch thân tạng không phải làm đi làm lại nhiều lần, không gây đau, biến chứng tổn thương mạch máu. Bệnh nhân sẽ không cần gây tê, gây mê và chi phí kỹ thuật này không cao.
BS Đinh Gia Khánh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết, trước đây, nếu không có robot trợ giúp, bác sĩ sẽ thực hiện dưới hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính để tiến hành kỹ thuật, nhưng phải thao tác nhiều lần gây ra đau xuyên cơ, qua da nhiều lần, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Trực tiếp thực hiện kỹ thuật giảm đau này cho nhiều bệnh nhân, BS Khánh cho biết, đau trong ung thư có nhiều cơ chế như đau do khối u xâm lấn vào cơ quan chung quanh, xâm lấn vào hệ thần kinh. Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có một hệ thần kinh chi phối. Khi bác sĩ tìm được đường dây thần kinh chi phối với cơ quan ung thư thì sẽ tiến hành cắt đường dẫn truyền đó.
“Trong kỹ thuật này, chúng tôi dùng cồn tuyệt đối để hủy dây thần kinh. Cơ chế cồn tuyệt đối là cồn sẽ làm mất nước và làm xơ hóa tế bào thần kinh, tế bào thần kinh sẽ ch*t, không hồi phục và như vậy là nó cắt đứt đường dẫn truyền”, BS Khánh nói.
Hiện nay, kỹ thuật này được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư gây đau từ nửa bụng trên trở lên ở giai đoạn cuối, giai đoạn muộn khi các Thu*c giảm đau thông thường không hiệu quả; Bệnh nhân có thang điểm đau trên 6 (theo thang điểm đau VAS): mức độ đau ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động làm việc, đau khiến người bệnh không chịu được. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng cho các bệnh nhân ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tụy, hạch di căn chèn ép vào vùng nửa bụng trên. Đối với các bệnh lý lành tính như việm tụy mãn tính, cấp tính, kỹ thuật này cũng có thể sử dụng được.
BS Khánh cho biết, qua báo cáo đánh giá trên can thiệp cho các bệnh nhân từ năm 2017 đến nay, độ đau của bệnh nhân đã giảm khoảng 4 điểm - 6 điểm so với trước can thiệp, kéo dài đời sống và chất lượng sống. Đây là một kỹ thuật rất nhân văn dành cho các bệnh nhân ung thư bị đau, đặc biệt giai đoạn cuối.
"Mỗi bệnh nhân có một trạng thái bệnh lý khác nhau và rất phức tạp nên khi hiện kỹ thuật tiêm cồn vào vị trí hạch thân tạng là rất khó, có nhiều cơ chế kết hợp nên khó can thiệp. Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, sự đau đớn khiến họ còn không thể nằm im được. Vì vậy, chúng tôi phải tìm tòi, nghiên cứu và liên tục đánh giá cơ chế đau để cho mỗi bệnh nhân có một phương pháp can thiệp khác nhau để cắt được cơn đau, kéo dài thời gian và chất lượng cuộc sống cho người bệnh”, BS Khánh nói.
Chủ đề liên quan:
ăn ốc an toà bệnh nhân bệnh nhân ung thư bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bộ y tế chấn chỉnh cháu bé chó lai công nghệ cứu sống di truyền đột biến giai đoạn giai đoạn cuối giải mã giảm đau hôn mê ngừng tuần hoàn nguy kịch