Tình yêu và giới tính hôm nay

Giầy cao gót - hiểm họa với sức khỏe phụ nữ

SKĐS -mặt trái của giầy cao gót không hề nhỏ và dễ bị bỏ qua, thậm chí còn được ví là kẻ đánh cắp sức khỏe phụ nữ
Không ai phủ nhận tác dụng của giầy cao gót đối với phái đẹp, song theo nghiên cứu và qua thực tế cho thấy mặt trái của giầy cao gót không hề nhỏ và dễ bị bỏ qua, thậm chí còn được ví là "kẻ đánh cắp sức khỏe phụ nữ".

1/3 phụ nữ gặp sự cố khi đi giầy cao gót

Phải nói ngay rằng, giầy cao gót được xem là cứu tinh nhóm phụ nữ có chiều cao khiêm tốn và cũng theo nghiên cứu thì có tới 1/3 phụ nữ "đệ tử" của phương tiện làm đẹp này phát triển những "phản ứng phụ" gây đau nhức, nhất là những người đi giày dài kỳ và liên tục, như hiện tượng ngón chân hình búa, viêm tấy ngón cho tới bong móng tím bầm và cả chấn thương gân. Rất nhiều sự cố diễn ra liên tục, tái diễn do người trong cuộc không chịu rời bỏ giầy. giầy cao gót thường được nhóm người nổi tiếng ưa dùng, ngoài việc giá cả đắt thì mặt trái gây tổn thương lại bị lấn át, nên nó được ví là "đôi giày Gi*t người" hay "kẻ đánh cắp sức khỏe của phụ nữ". Phổ biến như bong gân mắt cá, đau nhức kinh niên, tạo ra những cục lồi ở gót chân, đau nhức gót, phồng rộp, xưng viêm và làm thay đổi tư thế cơ thể. Đi giầy cao gót càng lâu thì tư thế lại càng bị biến dạng do trọng lực dồn về phía trước và khi cúi, làm cho cột sống thay đổi, tạo áp lực lên dây thần kinh cột sống.

Những hệ lụy từ giầy cao gót và giải pháp

Theo các chuyên gia ở Hiệp hội chẩn đoán và điều trị các loại bệnh về chân (SCP) của Mỹ thì những người đi giầy cao gót, đặc biệt là nhóm siêu cao gót thường mắc các chứng bệnh như:

Xuất hiện cục lồi ở gót chân: Đối với giầy cao gót nếu đi lâu, thường xuyên thường phát sinh khối u đau nhức gọi là “cục lồi chân”. Sức đè ép làm cho bàn chân phồng rộp, sưng tấy, viêm túi dịch, đau ở gót chân, gây lồi xương vĩnh viễn. Nên thay bằng giày thấp gót, nếu đau nên chườm nước đá, điều trị chấn thương chỉnh hình, và dùng đệm gót chân.

Biến dạng tư thế đứng: giầy cao gót làm cho trọng lực dồn xuống bàn chân, tác động đến cấu trúc xương bàn chân. Lâu ngày tạo áp lực gây viêm xương hoặc các dây thần kinh xung quanh bàn chân, làm rạn mao mạch và biến dạng thế đứng.. Theo SCP, nên thay bằng giày thấp gót, cao không quá 2 inxơ (dưới 5cm) và không nên đi quá lâu.

Bong gân mắt cá: Hiện tượng này xảy ra khi chân bị trật ra khỏi giày khiến cho các dây chằng mắt cá căng ra và bong, nếu nặng có thể làm rách dây chằng. Nên băng bó cố định và áp dụng giải pháp vật lý trị liệu và điều trị chấn thương càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng viêm xương khớp mãn tính.

Đi cà nhắc: Nhất là nhóm dùng giày có gót nhọn, lý do trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm cho chân bị bó hẹp, gây đau nhức phải đi cà nhắc, lắc lư nghiêng ngả, dễ bị vấp ngã. Nên thay bằng giày gót thấp và phẳng

Bướu lồi đau nhức ở ngón chân cái hay còn gọi là viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, làm cho ngón chân gập xuống bất thường giống như hình chiếc búa. Thủ phạm chính là do bó ép, hình thành mô hoặc xương tại đáy khớp. Nhất là nhóm người ưa dùng giày cao gót mũi nhọn lâu ngày. Nên thay giày có gót thấp, tránh đi giày mũi nhọn, bó ép quá mức.

Ngón chân bị biến dạng: Phần lớn giầy cao gót thường làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi, làm cho các ngón kết lại với nhau. Và lâu ngày bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khuỷu khớp các ngón trở nên chai cứng, đau đớn. Giải pháp, nếu trầm trọng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật và nên thay ngay bằng các loại giày thấp gót, có độ rộng hợp lý.

Tổn thương đầu gối, căng cơ: Theo nghiên cứu, có tới 25% đi giầy cao gót, nhất là nhóm siêu cao gót với thời gian dài dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp do áp lực cơ thể đè lên và do tổn thương cục bộ ở bàn chân gây ra. Ngoài ra, nó còn gây căng cơ, đau đầu gối và đau lưng. Đặc biệt, nếu lạm dụng còn gây tổn thương gân Asin (Achilles), đây là hệ thống gân quan trọng giúp duy trì tư thế cân bằng khi di chuyển, nếu tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, đặc biệt là hiện tượng biến dạng và viêm nhiễm, chuyên môn gọi là viêm gân (tendinitis) rất khó hồi phục.

Xu hướng giầy có lợi cho sức khỏe

Giầy đế dày, gót tròn được xem là xu thế mới, vừa đẹp lại ít gây hại đến đến sức khỏe con người, giúp di chuyển dễ dàng, phù hợp cho mọi đối tượng, kể cả nhóm người bị biến dạng chân thể nhẹ. Riêng nhóm người cao tuổi, người bị các bệnh ảnh hưởng đến tư thế cơ thể hoặc mắc bệnh về cơ bắp, đầu gối thì không nên đi giày cao gót. Khi dùng giày cần quan tâm đến ba tiêu chí như độ mềm, nhất là ở phần mũi, nhưng không được quá mềm. Giầy phải đỡ được toàn bộ chân ở mức cân bằng, và nên chọn giày có gót to, chiều cao không quá 2 in-xơ (khoảng 5 cm). Riêng trẻ nhỏ, không khuyến khích đi giầy dép cao gót, vì theo nghiên cứu, trước khi qua tuổi dậy thì hay 20 năm đầu đời, hormone và xương đang được định hình, nếu dùng giầy dép cao gót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển xương, hệ thống dây chằng và tư thế, vì vậy nên dùng các loại giày dép rộng, đế phẳng, dễ đi nhằm giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện ngay từ những năm đầu đời.

Khắc Nam

Theo WMD/DailyMail - 9/2014

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/giay-cao-got-hiem-hoa-voi-suc-khoe-phu-nu-n84665.html)

Tin cùng nội dung

  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY