Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Giúp bé giảm ho, giảm viêm hô hấp

Ho và viêm hô hấp là nhóm bệnh phổ biến ở trẻ. Mỗi năm, trẻ thường bị ho hoặc viêm hô hấp từ 4 – 6 lần. Hai nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm hô hấp thường xuyên là sự lây nhiễm 200 loại virus và suy giảm miễn dịch ở trẻ.

● Cảm lạnh, cảm cúm là do virus gây viêm hô hấp

Hàng năm, có đến 60% – 80% trẻ em nghỉ học là do do virus. Căn nguyên gây được xác định là do 8 nhóm, với 200 loại virus có cấu trúc kháng nguyên khác nhau gây ra.

Các virus này thường gây ra các triệu chứng chung chung, khó phân biệt, với các biểu hiện: ho, sổ mũi, nóng sốt…, thường được gọi là “cảm lạnh”. Với các triệu chứng nặng hơn như ho nhiều, ho có đàm, sốt cao, mệt mỏi nhiều… thường được gọi là “cảm cúm”.

Nêu ưu tiên sử dụng thảo dược giảm ho, giảm đàm. Nếu ho nhẹ, chỉ cần dùng siro thảo dược là đủ. Nếu ho nhiều, ho nặng, nên kết hợp siro thảo dược với các Thu*c điều trị mà bác sĩ chỉ định. Thảo dược giúp giảm triệu chứng nhanh chóng, nhẹ nhàng, lành tính, an toàn, không nóng trong người, không gây đắng miệng, nhạt miệng.

Thảo dược vừa giúp giảm triệu chứng ho nhanh chóng, vừa lành tính, an toàn, không gây nóng người, nhạt miệng (ảnh minh hoạ)

● Sự dễ dàng lây nhiễm 200 loại virus

Các loại virus này xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, mắt hoặc miệng. Chúng lây lan dễ dàng khi được truyền qua dịch tiết đường hô hấp – cụ thể là ho hoặc hắt hơi vào không khí, rồi được hít vào và lây cho người bên cạnh. Chúng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp như cầm tay, choàng vai, khoát tay nhau khi các bé chơi cùng nhau.

Các virus này có thể sống hàng giờ trên các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi, mền gối, khăn… Miệng, mũi hoặc mắt sau khi chạm vào vật nhiễm virus có thể bị lây nhiễm. Vì vậy, trẻ nhỏ đi nhà trẻ, mẫu giáo dễ bị lây nhiễm nếu trong lớp có một bé đang bị nhiễm virus.

● Suy giảm miễn dịch khiến trẻ bị viêm hô hấp thường xuyên

Viêm hô hấp do virus rất phổ biến, hầu hết trẻ em đến 2 tuổi đều bị nhiễm. Trẻ có hệ miễn dịch yếu thì thường xuyên tái đi tái lại. Có những trẻ mắc bệnh khoảng 6 – 8 lần trong năm.

Ở người lớn và trẻ em khỏe mạnh, cơ thể vẫn tiếp xúc và nhiễm virus, nhưng vì sức đề kháng tốt, nên cơ thể có thể lướt qua, không ngã bệnh. Hoặc nếu mắc bệnh thì các triệu chứng cũng nhẹ, nhanh hồi phục.

Với trẻ có sức đề kháng kém, virus có thể gây viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản – tức viêm các đoạn đường nhỏ dẫn khí vào phổi. Các triệu chứng lúc này nặng hơn, bao gồm: sốt cao, ho nặng, thở khò khè, thở nhanh, khó thở. Viêm phổi khá nguy hiểm ở trẻ và cần đến bệnh viện để được thăm khám đầy đủ.

● Bảo vệ trẻ: tăng cường sức đề kháng và bảo vệ lá phổi

Để giúp trẻ có sự khởi đầu tốt đẹp ở những năm tháng đầu đời, mẹ cần giúp bé tránh xa bệnh tật. Nhưng thực tế, với 200 loại virus có mặt ở mọi nơi, mẹ không thể tìm ra nơi “ẩn náu” an toàn cho trẻ. Điều mà mẹ cần làm là giúp trẻ tăng đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bé.

Ngoài ra, nên ưu tiên bồi bổ lá phổi cho trẻ. Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp và rất quan trọng trong sự sống con người. Khi phổi suy yếu, suy hô hấp thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao. Vì vậy, mẹ cần bổ sung cho bé các dưỡng chất để nuôi dưỡng lá phổi khỏe mạnh.

Bảo vệ phổi và tăng cường sức đề kháng để giúp bé giảm tần suất bị ho và các bệnh hô hấp (ảnh minh hoạ)

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Yến Xuân

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Monaco

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giup-be-giam-ho-giam-viem-ho-hap-n162106.html)

Tin cùng nội dung

  • Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophillus periusis gây ra, hay gặp ở mùa đông xuân.
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Khi bị ho dai dẳng suốt ngày đêm, bạn vừa mệt mỏi vì sức khỏe giảm sút. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chế ngự các cơn ho khan:
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY