Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Tăng tần suất xét nghiệm đối với các trường hợp F1 từ 4 lần lên 6 lần

(MangYTe) - Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội yêu cầu tăng tần xuất xét nghiệm đối với các trường hợp F1 từ 4 lần lên 6 lần.

Chiều 24/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chủ trì phiên họp trực tuyến với các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường thị trấn về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Quang cảnh phiên họp

Ban Chỉ đạo nhận định, dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn rất cao bởi các lý do: Xuất hiện ổ dịch mới tại Công ty cổ phần tập đoàn T&T và tòa Park 11 khu đô thị Times City chưa xác định được nguồn lây.

Ổ dịch tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới trong bệnh viện, trong khu cách ly. Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp (Bắc Giang 952 ca, Bắc Ninh 474 ca) và có nhiều công nhân làm việc tại đây nhưng cư trú trên địa bàn Hà Nội.Kết quả giải trình tự gen của 17 mẫu bệnh phẩm đều là chủng gây bệnh ở Ấn Độ (B.1.617.2) có tốc độ lây lan rất nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Hiện mầm bệnh đã tồn tại ngoài cộng đồng nên thời gian tới có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều ca mắc mới.Hiện nay có 2 bệnh viện của Thành phố tiếp nhận điều trị F0 nên có thể có lây nhiễm cho cán bộ y tế lây nhiễm từ việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.Theo vùng cơ, nhận định các quận, huyện như: Hoàng Mai, Gia Lâm, Long Biên, Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín, Thanh Trì, Phúc Thọ, Thanh Xuân, Hà Đông… là những đơn vị có nguy cơ cao, trong đó cần lưu ý nguy cơ tại khu chung cư, các tòa nhà văn phòng, khu công nghiệp.

Trước nguy cơ dịch bệnh ở mức cao, Ban chỉ đạo yêu cầu các đơn vị thần tốc truy vết các trường hợp F1 và người liên quan, tận dụng thời gian vàng để khoanh vùng xử lý dịch kịp thời, hiệu quả.

Siết chặt quản lý cơ sở cách ly tập trung, trong bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trong các khu cụm công nghiệp.

Các địa phương cần cụ thể hóa trách nhiệm của tổ Covid cộng đồng và các lực lượng như công an khu vực, tổ trưởng tổ dân phố trong việc quản lý người về từ vùng có dịch, người hết thời gian cách ly tập trung, công nhân trong các khu công nghiệp, người nước ngoài cư trú trên địa bàn.

Trừ lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch ở tuyến đầu phải thường trực 24/24/7, đối với các cơ quan đơn vị của Thành phố tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành, cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà (chỉ đến cơ quan khi thực sự cần thiết).

Ban chỉ đạo đề nghị tiếp tục mở rộng xét nghiệm sàng lọc cho các đối tượng/khu vực nguy cơ, trong đó tập trung xét nghiệm cho công nhân trong các khu/cụm công nghiệp; xét nghiệm sàng lọc cho những người làm việc trong các cơ quan chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng, chống dịch của thành phố.

Đề nghị tập đoàn vingroup chủ động xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ cư dân trong khu đô thị times city; các doanh nghiệp chủ động xét nghiệm sàng lọc cho người lao động bằng test nhanh.

Tăng tần xuất xét nghiệm đối với các trường hợp f1 từ 4 lần theo quy định lên 6 lần (xét nghiệm vào các ngày: ngày thứ nhất, ngày thứ 4, ngày thứ 7, ngày thứ 14, ngày thứ 20 trong khu cách ly tập trung và lần thứ 6 sau khi kết thúc cách ly tập trung 1 tuần - ngày thứ 28).

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/ha-noi-tang-tan-suat-xet-nghiem-doi-voi-cac-truong-hop-f1-tu-4-lan-len-6-lan-420852.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY