Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Hai bố con cùng mang bệnh nặng, phải bán bò vẫn không đủ tiền điều trị

MangYTe – Gần 10 năm người cha gắn bó với bệnh viện vì căn bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát. Giờ đây cô con gái 7 tuổi lại mắc bệnh suy tủy. Sự sống của hai cha con bị những căn bệnh nặng lấy đi từng ngày khi không có tiền điều trị. Tài sản quý giá nhất của gia đình là con bò cũng đã được bán để dành tiền cho con chạy chữa.

Từ khi phát hiện bản thân bị giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát, anh Kiều Văn Bình (SN 1978) ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, TX. Sơn Tây, Hà Nội đã phải liên tục di chuyển bệnh viện, từ tuyến huyện đến tỉnh rồi đến trung ương để điều trị. Gần chục năm nay, anh gắn bó với bệnh viện, được theo dõi và tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để truyền tiểu cầu.

Anh vẫn luôn lo sợ con gái bị bệnh như mình. Thấy con có biểu hiện sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, máu mũi, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây xét nghiệm thì thấy tiểu cầu thấp nên bé được chuyển lên Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Bất hạnh thực sự ập đến với người đàn ông này khi cô con gái được chẩn đoán mắc bệnh suy tủy xương.

Đúng ngày 23 Tết vừa rồi, cô bé Kiều Phương Trang, 7 tuổi, ở nhà vẫn được vợ chồng anh gọi với tên thân mật là bé Sắn, đã bước vào cuộc chiến sinh tử với căn bệnh quái ác. Từ đó đến nay, cô bé gắn liền với giường bệnh. Những cơn đau, sự mệt mỏi của bệnh tật dày vò khiến bé Trang liên tiếp bị chảy máu mũi.

Căn bệnh suy tủy xương đang từng ngày cướp đi sự sống của Trang khi gia đình không có điều kiện chạy chữa

Với căn bệnh của bé Phương Trang, nếu không được phẫu thuật thì sự sống vô cùng mong manh. Theo bác sĩ, căn bệnh suy tủy xương mỡ hóa của bé Trang lành tính nhưng điều trị tốn kém, chỉ có cách ghép tủy mới hy vọng cứu sống được.

Cho đến nay, trên thế giới, đối với trường hợp suy tủy độ nặng tuổi nhỏ hơn 40 tuổi là có chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu là lựa chọn đầu tiên khi có người cho phù hợp. Tuy nhiên, để điều trị cho cháu Trang phải dùng phương pháp ghép tế bào máu cuống rốn từ cộng đồng do bé không có anh – chị - em ruột, chi phí thấp nhất là 1,2 tỉ đồng. Hiện tại, các bác sĩ điều trị bằng Thu*c và truyền máu hằng ngày để duy trì sự sống cho con.

Để duy trì sự sống, hiện tại Trang được điều trị bằng Thu*c và truyền máu chờ đủ kinh phí ghép tế bào gốc

Số tiền để ghép tủy không phải gia đình nào cũng có thể xoay sở được, nhất là với gia đình nghèo như anh Bình. Chạy chữa bệnh của anh suốt 10 năm nay đã vô cùng tốn kém, trong nhà chẳng có được vật gì đáng giá.

Bản thân bệnh tật nhưng không cam chịu trở thành gánh nặng cho vợ con, cứ sau những giờ chữa trị ở viện, anh lại tìm đủ mọi việc làm thuê từ lái xe, bốc vác... Chăm chỉ là vậy nhưng tiền kiếm được chỉ đủ Thu*c thang cho anh, nhiều khi để có tiền đi viện cũng phải vay mượn mới có. Cũng vì thế mà vợ anh phải đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan để kiếm tiền trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho chồng.

Đi chưa được mấy tháng, chị lại nhận hung tin con mắc bệnh nặng. Hai cha con cùng nằm viện, không đành lòng, chị lại phải xin về. Dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành nên mãi chị mới được trở về với con.

Căn nhà lụp sụp của gia đình anh Bình

Những ngày này, không khí lo buồn bao trùm gia đình anh Bình. Hai bố con anh Bình bấu víu vào nhau chiến đấu với bệnh tật ở bệnh viện, ở nhà chỉ còn hai ông bà nội già yếu bất lực ngồi khóc với nhau.

Nghe tin cháu gái lâm bệnh, ông nội bé Trang ngã dập đầu gối. Bà nội nhiều năm sức khỏe yếu không còn khả năng lao động. Để gom thêm được chút tiền cho cháu đi chữa bệnh, ông nội của Trang đã bán đi con bò là tài sản quý giá nhất trong nhà được hơn 10 triệu đồng gửi cho con đóng viện phí.

Anh Bình buồn bã nói: "Đùng một cái con gái mắc bệnh, số tiền điều trị cho con quá lớn, vợ chồng tôi chẳng biết phải làm gì lúc này. Gom góp cả gia tài, vợ chồng tôi mới có được gần 100 triệu đồng. Đấy cũng là anh em. họ hàng, bà con làng xóm mỗi người ủng hộ một ít. Chẳng biết lúc nào mới đủ số tiền để cứu được con".

Trang luôn mong muốn được đi học trở lại

Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình anh Bình, ông Giang Văn Hoằng - Chủ tịch UBND xã Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội) cho biết, gia đình bé Trang thuộc diện hộ nghèo. Ông bà nội bé đã già yếu, tàn tật. Bố của bé Trang cũng mắc bệnh về máu phải điều trị nhiều năm nay.

Khi biết tin bé Trang nhập viện, thương hoàn cảnh của con, trường Tiểu học Đường Lâm nơi con đang theo học đã chung tay giúp đỡ. Cùng với đó, lãnh đạo địa phương đồng lòng quyên góp cho bé nhưng vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với số tiền quá lớn cần để điều trị.

"Chúng tôi rất mong các tổ chức, cá nhân vào cuộc giúp đỡ hai bố con anh Bình. Nếu không được phẫu thuật, thời gian sống của cháu Trang còn lại không bao nhiêu. Hơn nữa, mỗi ngày trôi đi, tiền Thu*c điều trị duy trì sự sống cũng rất khó khăn với gia đình bệnh tật, nghèo như anh Bình" - ông Hoằng chia sẻ.

Với bé Phương Trang lúc này, sau mỗi giờ truyền, cô bé lại hồn nhiên cười đùa, chỉ mong được đi học trở lại. Đó là ước mơ nhỏ nhoi của mọi đứa trẻ. Còn bố mẹ Trang và chúng tôi lúc này mong con tiếp tục được sống khi vẫn có cơ hội.

Mọi sự giúp đỡ gia đình bé Phương Trang - Mã số 538 xin gửi về:

1. Anh Kiều Văn Bình ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 538

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 538

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0977164998

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số 538

Phương Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/hai-bo-con-cung-mang-benh-nang-phai-ban-bo-van-khong-du-tien-dieu-tri-20200228074720971.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY