Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hàng chục ấu trùng ruồi bơi trong mắt người đàn ông

Pháp-Sau nhiều giờ bị ngứa mắt, bệnh nhân đến viện kiểm tra và phát hiện hàng chục con ấu trùng đang bơi bên trong nhãn cầu gây xung huyết.

Ca bệnh hiếm được các bác sĩ báo cáo trên tạp chí y học new england (nejm) ngày 7/4. nam bệnh nhân là một người làm vườn 53 tuổi, đến phòng cấp cứu vì tình trạng ngứa mắt dai dẳng. ông cho biết bị dị vật bay vào mắt khi đang làm việc.

Cơn ngứa kéo dài nhiều giờ liền, khiến ông phải đến kiểm tra. ông được chẩn đoán bị viêm hốc mắt ngoài do ấu trùng ruồi xâm nhập. tình trạng này khiến mạch máu giãn nở, gây xung huyết kết mạc. tuy nhiên, bệnh nhân không gặp tình trạng trầy xước giác mạc vì ấu trùng không có gai trên cơ thể. bác sĩ lưu ý điểm đặc biệt, người đàn ông vẫn có thị lực 10/10 sau khi bị ấu trùng chui vào mắt.

"Ấu trùng xâm nhập mắt được xác định là Oestrus ovis, còn được gọi là ruồi bot cừu, có thể đã bay vào mắt bệnh nhân và trú ngụ ở đó", báo cáo nêu rõ.

Khi chụp ảnh và quay video ghi lại chuyển động của ấu trùng, bác sĩ đã đếm được nhiều con liên tục di chuyển trong nhãn cầu bệnh nhân. Họ dùng kẹp nhíp nhỏ để loại bỏ từng con, kê một đợt Thu*c kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng.

10 ngày sau, bệnh nhân quay lại tái khám và không bị tổn thương hay nhiễm trùng mắt.

Ấu trùng ruồi được tìm thấy trong nhãn cầu của nam bệnh nhân 53 tuổi. Ảnh: NEJM

Người bệnh cho biết sự việc xảy ra khi ông đang làm việc ở gần một trang trại nuôi cừu và ngựa. loài ruồi bot cừu khá phổ biến ở pháp, được tìm thấy trên khắp thế giới. chúng có tên như vậy do tập tính thích đẻ trứng vào lỗ mũi của cừu. ấu trùng sẽ di chuyển đến các khoang, ăn chất nhầy và phát triển thành giòi cho đến khi đạt kích thước khoảng 2,5 cm. vài tuần sau, chúng rơi ra khỏi mũi theo đường hắt hơi của vật chủ, phát triển thành ruồi trưởng thành.

Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng ruồi cái có thể nhầm lẫn và vô tình đẻ trứng vào nhãn cầu của người, thay vì mũi cừu. dù đáng lo ngại, song hiện tượng ấu trùng xâm nhập, đẻ trứng vào mắt là tương đối hiếm. kể từ năm 1918 đến năm 2017, thế giới chỉ ghi nhận 295 bệnh nhân.

Thục Linh (Theo Medical Express)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hang-chuc-au-trung-ruoi-boi-trong-mat-nguoi-dan-ong-4450830.html)

Tin cùng nội dung

  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Người lớn, trẻ em vô tình bị nhiễm Toxocara canis qua thức ăn, nước uống bẩn, tay bẩn sau khi nựng nịu, chăm sóc chó...
  • Nhận được thông tin về trường hợp em học sinh người dân tộc Vân Kiều ở xã Xy, huyện Hướng Hoá- tỉnh Quảng Trị mắc bệnh hiếm gặp về da, gia đình nghèo nhưng chăm học, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các chuyên gia về da liễu tìm nguyên nhân gây bệnh...
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Tôi rất mê ăn lòng lợn, tiết canh, hầu như tuần nào cũng ăn 1-2 lần. Tôi nghe nói ăn nhiều phủ tạng động vật không tốt cho sức khỏe và dễ mắc sán dây lợn.
  • Chưa có con số thống kê cụ thể về những bệnh lạ, bệnh hiếm gặp tại Việt Nam, trong khi nhiều nước trên thế giới đã thống kê có khoảng 6.000 bệnh hiếm.
  • Một người đàn ông 34 tuổi giấu tên, gọi là RLS, được các bác sĩ chẩn đoán mắc chứng bệnh hiếm khiến mỗi lần xuất tinh sẽ có mô sẹo hình thành trên cậu nhỏ của anh ta.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY