Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Hãy để tôi Ch?t ở nhà và lời nói dối của bác sĩ Ý

Ngay cả khi không còn cơ hội nào, bạn vẫn phải nhìn vào mặt bệnh nhân và nói: Tất cả đều ổn. Lời nói dối này khiến bạn cảm thấy day dứt, một bác sĩ nói về tình cảnh y tế ở Ý trước dịch COVID-19 lúc này.

Có lúc, các bác sĩ trong khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Policlinico San Donato phải gọi điện cho người nhà 25 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, tất cả họ đều dùng Thu*c an thần và thở máy, để thông báo tình hình. Giờ ăn trưa thường là lúc người nhà được phép vào thăm, nhưng lúc này, khi cả nước Ý đang phải vật lộn với COVID-19, dịch bệnh đã giết Ch?t hơn 2.000 người, không ai được phép vào viện. Ngoài kia, mọi người cũng không được phép rời khỏi nhà.

Khi các bác sĩ gọi điện cho người thân bệnh nhân, họ cố gắng không tạo ra hy vọng không có thật. Họ biết một trong hai bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt có thể Ch?t.

Lời nói dối day dứt

Khi dịch COVID-19 lan rộng và số lượng ca mắc ngày càng tăng,  những chiếc giường bệnh trở nên khan hiếm. Mỗi khi có giường trống, hai bác sĩ gây mê sẽ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hồi sức và bác sĩ nội khoa để quyết định xem bệnh nhân nào sẽ được nằm. Tuổi tác và các vấn đề y tế có sẵn là những yếu tố quan trọng. Gia đình cũng là một yếu tố nữa.

“Chúng tôi phải tính xem liệu các bệnh nhân lớn tuổi có được người thân chăm sóc sau khi rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt hay không, vì họ cần giúp đỡ”, ông Marco Resta, phó trưởng khoa chăm sóc tích cực của bệnh viện Policlinico San Donato, cho biết. “Ngay cả khi không còn cơ hội nào, bạn vẫn phải nhìn vào mặt bệnh nhân và nói: ‘Tất cả đều ổn’. Lời nói dối này khiến bạn cảm thấy day dứt”.

Ý hiện là ổ dịch COVID-19 lớn thứ 2 trên thế giới và ca nhiễm, Tu vong cao thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Ý đang rơi vào cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II. Điều này buộc các bác sĩ, bệnh nhân và người thân bệnh nhân phải đưa ra những quyết định mà theo Resta, nguyên là một bác sĩ quân đội, ông chưa từng trải qua. Tính tới thời điểm này (sáng 18/3, giờ HN), Ý ghi nhận hơn 31.500 người nhiễm nCoV, và hơn 2.500 người Tu vong. Đây là quốc gia có số người nhiễm và Tu vong vì COVID-19 cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Bác sĩ Resta cho hay 50% số người mắc COVID-19 ở các khu chăm sóc đặc biệt đang sắp Ch?t, trong khi tỷ lệ Tu vong thông thường là 12%-16% ở những khoa khác trên toàn nước Ý.

Các bác sĩ cảnh báo miền bắc Italy – nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe được xếp hạng tốt hàng bậc nhất thế giới – đang “đứng mũi chịu sào” giữa cuộc khủng hoảng dịch bệnh bao trùm toàn cầu. Sự bùng phát, ban đầu tấn công các khu vực phía bắc Bologna và Veneto, đã làm tê liệt mạng lưới bệnh viện địa phương, khiến các đơn vị chăm sóc đặc biệt phải chịu áp lực khổng lồ.

Trong vòng 3 tuần, 1.135 người cần được chăm sóc đặc biệt ở vùng Bologna, nhưng khu vực này chỉ có 800 giường chăm sóc đặc biệt, theo Giacomo Grasselli, người đứng đầu bộ phận chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Milan.

Tình huống trên không phải điều mới mẻ trong ngành y. Khi điều trị bệnh nhân khó thở, các bác sĩ ở khu chăm sóc tích cực luôn đánh giá cơ hội phục hồi của bệnh nhân trước khi đặt nội khí quản – một thủ thuật xâm lấn bao gồm đưa ống vào miệng và xuống cổ họng và đường thở.

Nhưng số bệnh nhân nhiều như vậy có nghĩa là các bác sĩ thường xuyên phải đưa ra lựa chọn nhanh chóng hơn về ai có cơ hội sống cao hơn tại một quốc gia có số lượng người già nhiều nhất châu Âu (Cứ 4 người lại có 1 người trên 65 tuổi).

“Chúng tôi không quen với những quyết định quyết liệt như vậy“, bác sĩ Resta nói.

Hệ thống y tế ở Ý đang quá tải vì số ca nhiễm COVID-19 ngày một tăng.

Các bác sĩ Ý nói rằng, rất nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 cao tuổi đang có vấn đề về hô hấp nên họ không thể trao cơ hội sống cho những người có hy vọng hồi phục mong manh.

Alfredo Visioli là một bệnh nhân như vậy. Khi được chẩn đoán, cụ ông 83 tuổi đến từ Cremona đang sống một cuộc sống bận rộn, năng động, ở nhà với một chú chó giống Đức, Holaf. Ông chăm sóc người vợ 79 tuổi của mình, cụ bà Ileana Scarpanti, người bị đột quỵ hai năm trước, theo cháu gái của ông, cô Marta Manfredi.

Lúc đầu, cụ Visioli chỉ bị sốt liên tục, nhưng hai tuần sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19, ông bị xơ phổi khiến mô phổi bị tổn thương, gây khó thở.

Các bác sĩ trong bệnh viện tại Cremona, một thị trấn có khoảng 73.000 người nằm ở khu vực Bologna, đã phải quyết định có nên đặt nội khí quản để giúp ông thở dễ hơn không. Họ nói “không có hy vọng”, theo cô Manfredi.

“Tôi muốn cầm tay ông nội khi ông đang ngủ say sau khi tiêm morphine trước khi Ch?t”, cô gái nói.

Bây giờ, Manfredi đang lo lắng về bà của mình. Cụ bà Ileana cũng bị nhiễm COVID-19 và hiện đang ở trong bệnh viện, mặc dù bà đang có phản ứng tốt với mặt nạ phòng độc giúp bà thở dễ hơn. Không ai nói với cụ Ileana về rằng cụ ông đã qua đời.

Điều phối viên chăm sóc đặc biệt của Bologna, Grasselli cho biết ông tin đến nay, tất cả các bệnh nhân có cơ hội hồi phục đều đã được điều trị. Nhưng ông nói thêm rằng phương pháp này đang gặp căng thẳng:”Trước đây, đối với một số người, chúng tôi đã nói, hãy để cho họ một cơ hội trong vài ngày. Nhưng giờ chúng tôi phải chặt chẽ hơn”.

‘Hãy để tôi Ch?t ở nhà’

Nhân viên y tế giúp đỡ các bệnh nhân trong bệnh viện Spedali Civilili ở Brescia, Ý ngày 13/3.

Ý phong tỏa toàn quốc, người dân cảm thấy căng thẳng. Các thành viên trong gia đình không được phép đi trong xe cứu thương cùng người thân và những nơi điều trị COVID-19 không mở cửa đối với bất kỳ ai trừ bác sĩ hoặc bệnh nhân.

Một số bệnh nhân không cần sự chăm sóc đặc biệt cảm thấy mình bị giam cầm trong khu vực có quá nhiều người.

Đưa tôi ra khỏi đây. Hãy để tôi Ch?t ở nhà. Tôi muốn gặp lại em lần nữa”, Gabriel Stefano Bollani, một nhân viên nhà kho 55 tuổi, nhắn tin cho vợ, Tiziana Salvi, từ phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Policlinico San Donato, nơi anh ta đang được điều trị viêm phổi do virus corona.

Cặp đôi đã không gặp nhau kể từ khi Salvi tiễn chồng ra khỏi xe bên ngoài bệnh viện Milan gần hai tuần trước. Tất cả những gì cô biết là tình trạng của chồng cô dường như đã được cải thiện trong những ngày gần đây.

Một số bệnh nhân lớn tuổi nhất quyết không đi viện. Carlo Bertolini, một nhà nông học 76 tuổi ở Cremona, người nổi tiếng ở địa phương với việc trồng nho, ban đầu rất miễn cưỡng tìm sự giúp đỡ.

Ông Bertolini, sống một mình, cảm thấy ốm yếu từ đầu tháng 3. Cuối cùng, người bạn thân nhất của Bertolini gọi xe cứu thương đưa ông đến bệnh viện thị trấn. Khi ông nói chuyện với con gái Mara Bertolini qua điện thoại từ bệnh viện, ông kể về số lượng quá nhiều bệnh nhân điều trị tại viện.

Carlo sau đó được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện lớn hơn ở Milan. Mara và chị gái của cô đã có thể đến thăm bố trong bộ đồ bảo hộ, nhìn bố qua cửa sổ phòng chăm sóc đặc biệt. “Các bác sĩ nói với chúng tôi rằng ông ấy là bệnh nhân nặng nhất ở phòng chăm sóc đặc biệt“, Mara cho hay.

Bác sĩ Resta nhận định tình hình dịch bệnh ở thành phố Bologna tồi tệ hơn cuộc chiến năm 1999 tại Kosovo, nơi ông từng phục vụ trong đội cứu hộ trên không đưa các bệnh nhân từ Albania đến Ý.

Bất cứ khi nào một bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhập viện, nhân viên sẽ viết email cho người thân của họ đảm bảo rằng người bệnh sẽ được đối xử “như người nhà”. Theo bác sĩ Resta, bệnh viên đang cố gắng kết nối các thiết bị để bệnh nhân có thể gọi điện video với thân nhân.

Một bác sĩ, không phải là người thân, thường là người cuối cùng mà một bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ gặp trước khi họ sắp lìa xa cõi đời. Những người thân bệnh nhân thậm chí không tới gần quan tài vì sợ nhiễm virus.

Điều cuối cùng mà Mara Bertolini được nghe về cha của cô, ông Carlo, là khi có ai đó từ nhà xác gọi điện cho một thành viên khác trong gia đình cô để thông báo họ đang giữ thi thể cha cô. “Tôi không trách các bác sĩ đang làm việc vất vả”, cô nói.

Điều khiến cô nhớ nhất về cha mình khi gặp ông vào tuần trước là vẻ mặt khắc khổ của bác sĩ. Cô không chắc đó là sự lo lắng hay buồn bã. “Tất cả những gì ông ấy nói với chúng tôi là: ‘Hãy ở nhà đi'”.

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/the-gioi/hay-de-toi-chet-o-nha-va-loi-noi-doi-cua-bac-si-y-7182121.html)
Từ khóa: covid-19Ý

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY