Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Hiểu đúng về tiểu đường týp 2

Đái tháo đường là chứng bệnh có đường huyết luôn cao do hậu quả của sự thiếu hụt insulin ở tuyến tụy. Dưới đây là những thắc mắc về căn bệnh này.

1. Người có bệnh ít bị sâu răng? Sai

Ngược lại, người bị có nguy cơ bị bệnhsâu răng “thăm hỏi” cao hơn những người bình thường nếu như họ không có một chếđộ ăn uống hợp lý. Thủ phạm tạo cơ hội cho bệnh sâu răng phát triển chính là sựtập trung quá nhiều đường trong nước bọt.

Vì thế, vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân cầnđược tuân thủ nghiêm ngặt: đánh răng sau khi ăn và kiểm tra răng miệng định kì(ít nhất 2 lần/năm).

2. Người bệnh không nên dùng Thu*c Tr*nh th*i?

Đúng

Đó là những viên Thu*c có chứa estrogen, thành phầncó khả năng làm tăng sự tập trung của đường và chất béo trong máu, cũng như làmtăng áp lực động mạch.

3. Người bệnh dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Đúng

25-30% bệnh nhân bị suy sụt tinh thầntrong khi chỉ có 15-17 % dân số còn lại mắc chứng suy sụp và trầm cảm.

4. Insulin làm tăng cân?

Sai

Insulin không mang đến calo cũng như không chịutrách nhiệm trong việc tăng cân.

Mặc dù hàm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đườngcao (trên 1,8g/l) nhưng lượng đường ấy lại nhanh chóng bị thải ra ngoài qua nướctiểu và năng lượng của từng ấy đường cũng bị mất đi.

Khi người bệnh được kê đơnuống Insulin, đường huyết được cân bằng. Cơ thể giảm thiểu sự mất đường nênnăng lượng do đường cung cấp được giữ lại.

Đấy chính là lý do gây tăng cân khi người đái tháođường được điều trị với Insulin, chứ không phải Insulin làm tăng cân.

5. Người bệnh không nên hút Thu*c?

Đúng

Bỏ Thu*c lá là nguyên tắc bắt buộc với người đáitháo đường. Hút Thu*c lá làm tăng áp lực động mạch và nguy cơ bị nhồi máu cơtim. Ngoài ra, nó còn tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh thận “thăm hỏi”. Hơn thế,khi hút Thu*c, người đái tháo đường cần tăng nhu cầu dùng Insulin và dễ bịkháng Insulin.

6. Người bệnh cần vận động thường xuyên?

Đúng

Cơ bắp là nơi tiêu thụ đường lớn nhất trong cơ thể,nhất là khi chúng ta vận động. Sau mỗi bữa ăn, nhờ sự giúp sức của Insulin, 80%đường được dự trữ trong cơ bắp, chỉ còn 20% đường chuyển tới gan.

Khi thiếu các hoạt động thể dục thể thao, năng lượngdo đường ở cơ bắp cung cấp không được đốt cháy. Đường bị tích trữ cùng với đườngtừ bữa ăn kế tiếp vẫn ở trong máu làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì thế, bệnhnhân cần duy trì thường xuyên các hình thức vận động cơ thể

7. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi?

Đúng

Tiểu đường là bệnh mãn tính. Y học vẫn chưa chữa khỏicăn bệnh này nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thườngxuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

8. Người bệnh khó liền vết thương?

Đúng

Đường huyết cao làm quá trình liền da, liền sẹo ở bệnhnhân gặp khó khăn. Vì thế, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và bệnh nấm dễdàng “ghé thăm” người bị tiểu đường. Và một khi đã “ghé thăm”, vi khuẩn và nấmsẽ phát triển rất nhanh nhờ được “chiêu đãi” no nê bởi đường trong máu.

9. Tiểu đường typ 2 là bệnh di truyền?

Đúng

Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyềntrong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường). Bên cạnhyếu tố gia đình, yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít hoạt động thểlực… cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Theo Dân trí/Ésante

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hieu-dung-ve-tieu-duong-typ-2-n17963.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY