Tình yêu và giới tính hôm nay

Hình ảnh gây sốc cho thấy bàn tay bạn nhiều vi khuẩn như thế nào và vai trò của việc rửa tay đúng kỹ thuật trong phòng tránh COVID-19

Trong thời điểm COVID-19 đang lây lan với diễn biến phức tạp như hiện nay, rửa tay là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh được các tổ chức về sức khỏe đặc biệt khuyến cáo. Những hình ảnh chụp hình ảnh bàn tay “đen kịt” vi khuẩn dưới ánh đèn UV bên dưới đây sẽ giải đáp cho bạn nếu còn nghi ngờ về điều này.

Liệu rằng việc rửa tay đúng kỹ thuật có thực sự mang lại lợi ích để phòng chống bệnh dịch, đặc biệt trong thời điểm COVID-19 đang hoành hành như hiện nay? Nhóm phóng viên Good Health của tờ Daily Mail mới đây đã sử dụng một máy quay đặc biệt quay lại hình ảnh bàn tay của chúng ta dưới ánh đèn UV để xem rằng lượng vi khuẩn trên bàn tay chúng ta từ lúc chưa rửa tay, rửa tay “qua hàng nước” cho đến rửa tay trong 20 phút theo đúng khuyến cáo.

Đầu tiên, họ sử dụng một loại nước sát khuẩn khô mang tên Glo Germ được quảng cáo là có thể “cách ly” vi khuẩn ra khỏi bàn tay của chúng ta. Loại gel này có vẻ rất sạch nhưng dưới ánh đèn UV, bàn tay chúng ta vẫn chứa đầy các vi khuẩn, virus, có thể có cả COVID-19 nữa. Màu trắng trên tay càng rõ nét trong những bức ảnh bên dưới đây thể hiện rằng tay bạn càng bẩn và ngược lại, nếu bàn tay càng tối màu tức tay càng sạch sẽ.

Trước khi rửa tay, vi khuẩn trên bàn tay của chúng ta thể hiện màu trắng rất rõ nét dưới tác động của ánh đèn UV.

Sau khi rửa tay “qua hàng nước”, khảo sát nhận thấy việc làm này đã giúp loại bỏ được khoảng ¼ lượng vi khuẩn trên bàn tay nhưng nó vẫn là chưa đủ.

Sau khi rửa tay “qua hàng nước”, khảo sát nhận thấy việc làm này đã giúp loại bỏ được khoảng 1/4 lượng vi khuẩn trên bàn tay nhưng nó vẫn là chưa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành như hiện nay. Việc rửa tay nhanh nhảy này thường diễn ra trong chưa đầy 3 giây và lượng lớn vi khuẩn vẫn còn nằm lại đó trên bàn tay của bạn.

Rửa tay trong 6 giây không có xà phòng.

Rửa tay trong 6 giây không có xà phòng: 6 giây là thời gian trung bình mà nhiều người dành cho việc rửa tay. Nhưng đây không phải là khoảng thời gian đủ lâu để loại bỏ một cách hiệu quả vi khuẩn bởi vẫn còn lượng lớn vi khuẩn ở lại trên tay, chẳng hạn như ở quanh chiếc nhẫn bạn đeo hoặc bên dưới móng tay.

Việc rửa tay trong khoảng thời gian dài hơn một chút có thể làm giảm vùng màu trắng (vi khuẩn) trên tay bạn so với việc rửa tay “qua hàng nước”. Tuy nhiên nó vẫn vô ích bởi vi khuẩn trên tay bạn có thể sẽ bị truyền vào khăn tắm khi bạn dùng để lau khô tay và đây cũng chính là con đường lây truyền nhanh và nguy hiểm nhất của vi khuẩn trong một gia đình.

Rửa tay 6 giây với xà phòng.

Rửa tay 6 giây với xà phòng: Yếu tố quan trọng nhất của việc rửa tay là sử dụng xà phòng, nó rất dính bởi vậy bạn phải rửa sạch nó. Xà phòng không tiêu diệt vi khuẩn mà nó giúp ta loại bỏ nó nhờ các hạt xà phòng siêu nhỏ sẽ đẩy vi khuẩn và chất bẩn bị cuốn theo nước).

Việc rửa tay với xà phòng cũng giúp làm tăng hành động ma sát 2 tay của chúng ta để loại bỏ vi khuẩn. Chuyên gia sát khuẩn Lisa Ackerley cho rằng: “Việc chà các ngón tay vào lòng bàn tay giúp bạn làm sạch móng tay của mình”.

Rửa tay trong 20 giây với xà phòng.

Rửa tay trong 20 giây với xà phòng: Trong khoảng 20 giây là khoảng thời gian đủ lâu mà bạn cần dành ra cho việc rửa tay, Ủy ban Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo. Như bạn có thể thấy trong tấm hình này, có ít vùng màu trắng hơn hơn so với việc bạn rửa tay chỉ trong 6 giây.

Các vùng màu trắng duy nhất là phần biểu bì trên móng tay, một vệt trên ngón tay út và đầu các ngón tay. “Bạn cần dành ra thêm chút thời gian nữa để làm sạch các phần nhỏ lẻ này trên bàn tay”, cô Ackerley khẳng định.

Rửa tay 30 giây với xà phòng.

Rửa tay 30 giây với xà phòng: Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo việc rửa tay nên thực hiện trong 30 giây là tốt nhất. Nhưng nhìn vào thực tiễn lại có một sự khác biệt khá rõ rệt, thậm chí có nhiều vùng trắng hơn. Lớp biểu bì trên móng tay của bức ảnh khi rửa tay trong 20 giây vẫn còn đó khi rửa tay trong 30 giây, thậm chí nhìn bàn tay còn có nhiều khoảng trắng hơn.

Vậy chúng ta có nên rửa tay trong thời gian lâu hơn hay không? Dù rửa tay trong thời gian lâu hơn có thể loại bỏ phần lớn vi khuẩn nhưng “chỉ là phần lớn các vi khuẩn mà thôi”, thậm chí còn có thể phản tác dụng, bác sĩ Val Curtis, chuyên gia sức khỏe cộng đồng tại Đại học Vệ sinh và Y học nhiệt đới London chia sẻ.

Cồn phá hủy màng tế bào bao bên ngoài virus và tiêu diệt chúng nhanh chóng, đặc biệt là đối với những virus nhạy cảm với nhiệt độ cao như COVID-19.

“Một số người thường tự chế dung dịch rửa tay tại nhà nhưng nó sẽ không tốt bởi nồng độ cồn họ chế ra chỉ đạt 40%”, GS Wilcox nhận định.

- Sử dụng gel rửa tay mỗi khi bạn phải tiếp xúc với các bề mặt công cộng như sau khi sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi đến các cửa hàng hoặc bất kỳ địa điểm đông người nào.

- Cho gel rửa tay khô vào tay và bắt đầu xoa nó trên khắp các khu vực trên tay, đặc biệt là giữa các ngón tay, mu bàn tay và móng tay cũng như đầu ngón tay.

- Nếu bạn bị khô da tay hoặc đau tay do rửa tay quá nhiều, đừng bôi kem dưỡng trước khi rửa tay bởi nó sẽ tạo ra rào cản không cho cồn tiếp xúc và tiêu diệt vi khuẩn trên da tay. Hãy sử dụng gel rửa tay trước, chờ cho nó khô rồi mới bôi kem dưỡng.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/hinh-anh-gay-soc-cho-thay-ban-tay-ban-nhieu-vi-khuan-nhu-the-nao-va-vai-tro-cua-viec-rua-tay-dung-ky-thuat-trong-phong-tranh-covid-19-20200319115827392.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY