Anh T.Q.L (SN 1984, Hà Đông) chia sẻ, trước đây khi còn là sinh viên của một trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, anh đã từng tham gia vào các hoạt động xã hội, tuyên truyền về tệ nạn xã hội.
Thế nhưng, sự đời trớ trêu thay khi thời điểm đã lập gia đình và sinh con, anh bỗng phát hiện mình bị nhiễm HIV trong một lần làm tiểu phẫu. "Thực sự lúc bác sĩ nói tôi dương tính với HIV và đã nhiễm con vi rút này được một thời gian thì mọi thứ trước mắt như sụp đổ".
Lo lắng cho vợ và con mình cũng bị nhiễm nên anh về nhà thẳng thắn nói với vợ để 2 mẹ con đi xét nghiệm. "trời còn thương gia đình tôi là kết quả xét nghiệm của hai mẹ con đều âm tính. đây cũng là động lực để tôi đứng dậy, kiên trì bằng Thu*c arv".
Sau nhiều năm điều trị thì đến nay anh l. cảm thấy sức khỏe, tinh thần mỗi ngày một tốt lên. "hiện nay, mỗi tuần tôi đều tham gia hoạt động thể thao 2 ngày. nhờ điều trị đều đặn nên mấy lần gần đây xét nghiệm được xác định ở ngưỡng không phát hiện".
Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng, một người uống Thu*c kháng vi rút (arv) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy Thu*c, đạt được và duy trì tải lượng ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền hiv qua cho bạn tình âm tính.
Tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là "Không phát hiện = Không lây nhiễm" (K = K).
Pgs.ts nguyễn hoàng long – cục trưởng cục phòng, chống hiv/aids, bộ cho hay, đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm hiv.
Phát hiện này giúp người bị nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm với dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Đồng thời, góp phần giúp cho cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.
Trên thế giới hiện nay đã có sự đồng thuận rất lớn về thông điệp k = k. tính đến ngày 30/7/2019, đa có 895 tổ chức từ 98 quốc gia trên thế giới chia sẻ thông điệp này. thông điệp đã được dịch sang hơn 25 ngôn ngữ.
Cũng theo psg.ts nguyễn hoàng long, tại việt nam, thông điệp được cục phòng, chống hiv/aids, bộ y tế xem xét các bằng chứng khoa học và đồng ý với khuyến cáo của tổ chức y tế tế giới, cdc hoa kỳ và unaids.
Với thông điệp k = k, việt nam tin tưởng rằng sẽ làm thay đổi về quan niệm về hiv. có nghĩa, hiv không còn là bệnh "vô phương cứu chữa" mà là mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.
Ông đoàn thanh tùng – giám đốc doanh nghiệp xã hội hải đăng chia sẻ, chúng tôi đã sử dụng thông điệp để tư vấn và hỗ trợ cho rất nhiều người sống chung với hiv được tiếp cận điều trị sớm. với k = k, chúng ta có thể tin tưởng việc đạt được mục tiêu 90 - 90 – 95 vào năm 2020".
(mục tiêu 90 – 90 – 95: 90% tổng số người nhiễm hiv biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng hiv; 95% số người được điều trị có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền – pv).
Bà nguyễn thị thủy – điều phối tổ chức nơi bình yên cũng chia sẻ về tác động của thông điệp đối với cộng đồng: "quá trình triển khai k = k, chúng tôi thấy rằng đây là thông điệp quan trọng và ý nghĩa cho cộng đồng để họ tự tin hơn trong việc sử dụng các dịch vụ dự phòng và điều trị hiv".
Theo thống kê, hiện nay các nước có 140.000 người bệnh hiv đang được điều trị arv và có thể sử dụng mở rộng độ bao phủ điều trị. hiện nay, chiến dịch quốc gia được tập trung ở hà nội và 11 tỉnh/thành phố trong cả nước.
Bà caryn r.mcclelland – phó đại sứ hoa kỳ tại việt nam chia sẻ: "việt nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. việt nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ ức chế vi rút hiv thuộc hàng cao nhất thế giới. chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ bị lây nhiêm hiv đi xét nghiệm với mục đích điều trị sớm bằng Thu*c kháng vi rút cho những có hiv. ngoài ra còn phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm còn gọi là prep. bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền hiv".
Tiến sĩ john blandford – giám đốc cdc tại việt nam nhấn mạnh: "chúng tôi đánh giá cao sự chỉ đạo và cam kết của chính phủ việt nam. nhờ có sự hợp tác giữa hai chính phủ, tôi tin rằng thông điệp sẽ giúp thay đổi cuộc sống của những người sống chung với hiv và rộng hơn nữa là cả cộng đồng. tất cả chúng ta đều có thể sống và yêu như bất kỳ ai khác".
Thế Công
Chủ đề liên quan:
bệnh truyền nhiễm chương trình quốc gia điều trị hiv dự phòng HIV đường tình dục hiv/aids K = K y tế