Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Ho khan, chảy nước mũi khi thay đổi thời tiết

Mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ em thường hay có các biểu hiện của đường hô hấp như ho khan hoặc ho có đờm, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thậm chí có sốt.

Con tôi 5 tuổi, mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường bị ho khan, chảy nước mũi. Xin qúy báo tư vấn giúp, nguyên nhân và cách dự phòng tình trạng này.

Lê Thị Nguyệt (Lai Châu)

Mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ em thường hay có các biểu hiện của đường hô hấp như ho khan hoặc ho có đờm, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thậm chí có sốt. Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do trẻ nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virut (do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầm bệnh phát triển gây bệnh). Do lạnh hoặc do cơ địa người đó nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết (trong dân gian vẫn hay gọi là dị ứng thời tiết).

Trong trường hợp do lạnh hoặc do cơ địa, việc quan trọng nhất là cần giữ  ấm và tăng cường chăm sóc.

Trong trường hợp nhiễm các mầm bệnh, người bệnh thường hay có kèm theo sốt. Nếu do nhiễm vi khuẩn cần dùng kháng sinh để giúp bệnh chóng hồi phục. Tuy nhiên nếu do virut cũng chỉ cần giữ ấm và tăng cường chăm sóc bệnh sẽ tự khỏi sau 3 - 5 ngày mà không cần dùng kháng sinh.

Để dự phòng tình trạng này cần giữ ấm và tăng cường chăm sóc trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi, có thể dùng thêm một số loại Thu*c giảm ho thông thường, hoặc các loại Thu*c ho vẫn được áp dụng trong dân gian. Trong trường hợp bệnh không đỡ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp điều trị thích hợp.

Bác sĩ Minh Hằng

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5cbc67c43330856ba5308104)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY