Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Hội chứng Suy hô hấp cấp do virus SAR-CoV-2 gây ra ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào?

Phần lớn các bệnh nhân dương tính với COVID-19 đều chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc nhiễm COVID-19 cũng có thể dẫn đến Tu vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một nghiên cứu cho biết có khoảng 80% số người mắc COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ. Đối với các trường hợp bắt buộc phải nhập viện, số người Tu vong vì COVID-19 cũng rất ít.

Tuy nhiên, việc nhiễm chủng virus corona mới này có thể dẫn đến một biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Đó là tính hay viết tắt là ARDS.

Một nghiên cứu mới từ Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) cho thấy có hơn 40% số bệnh nhân nhập viện được nghiên cứu đã có khuynh hướng mắc ARDS. Và hơn 50% trong số đó Tu vong vì mắc hội chứng này.

Hội chứng Suy hô hấp cấp tính là gì?

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA) cho biết Hội chứng Suy hô hấp cấp tính (ARDS) là một bệnh suy hô hấp tiến triển nhanh có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc các bệnh nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất hiện nay là bệnh dễ mắc phải ở những bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19 nặng.

ARDS ban đầu thường bị chẩn đoán nhầm thành viêm phổi hoặc phù phổi (dịch tràn phổi do bệnh tim mạch) kèm theo các triệu chứng như khó thở, ho và sốt cao. Nhịp tim tăng cao, thở nhanh và đau tức ngực (đặc biệt khi hít vào) cũng là triệu chứng thường thấy ở ARDS.

Nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do những tổn thương gián tiếp (nhiễm trùng huyết, truyền máu, dị ứng Thu*c). Mặc dù, rất nhiều trường hợp bệnh nhân có các tổn thương trên mà không phát triển thành bệnh ARDS. Vẫn có một số rủi ro khiến bạn dễ mắc bệnh hơn người khác như thói quen hút Thu*c, oxy quá liều, béo phì, hóa trị...

Đa số các ca mắc ARDS, bệnh nhân sẽ được điều trị liệu pháp oxy và thở máy ngay sau khi có các triệu chứng. Ở một số ca có các biểu hiện viêm và dịch tồn đọng ở phổi, bệnh nhân có thể sẽ bị xơ sẹo ở phổi (giai đoạn xơ hóa ở ARDS). Một số khác, một hoặc cả hai lá phổi bị vỡ những bóng khí trên bề mặt phổi dẫn đến tràn khí màng phổi hoặc xẹp phổi.

Theo Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ, tỷ lệ Tu vong do ARDS chiếm khoảng 30-40%. Ở những ca bình phục, chức năng phổi dần cải thiện sau 6 tháng đến 1 năm (ngay cả khi hai lá phổi có các xơ sẹo và dung tích phổi thấp hơn bình thường). Những người mắc ARDS tuy được chữa khỏi nhưng vẫn có thể phải đối mặt với lo lắng, trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn từ việc suy giảm chức năng phổi.

Tại sao nhiễm COVID-19 lại dẫn đến ARDS?

Tương tự như nhiều chủng virus khác, virus corona bao gồm cả chủng mới COVID-19 có thể gây nhiễm trùng và gây tổn thương các tế bào phổi, làm tiền đề dẫn đến bệnh ARDS. Các tổn thương nhiễm trùng hay phản ứng viêm làm tắc nghẽn các mạch máu ở phổi. Điều này dẫn đến sự trao đổi oxy qua phổi bị giảm sút. Thế nên, việc nhiễm virus (COVID-19) có thể dẫn đến viêm phổi đồng thời cũng có khả năng dẫn đến bệnh ARDS.

Khi bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở giai đoạn cuối, phổi đã tổn thương ở mức độ nghiêm trọng, cơ thể của họ sẽ cố chống lại virus bằng cách đưa các tế bào miễn dịch đến phổi gây ra phản ứng viêm.

Trên thực tế, ARDS do COVID-19 thường ít liên quan đến virus mà phần lớn do phản ứng viêm hoặc do các phản ứng của cơ thể đối với virus gây nên.

Trong khi các chuyên gia chỉ mới bước đầu trong việc nghiên cứu COVID-19, những nghiên cứu xoay quanh ARDS và COVID-19 cho thấy cả hai thường liên quan chặt chẽ với nhau.

Theo một nghiên cứu trước đây của JAMA, độ tuổi, nguy cơ mắc bệnh ARDS và tỷ lệ Tu vong tỷ lệ thuận với nhau nguyên nhân do suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc ARDS có biểu hiện sốt cao thường hồi phục nhanh hơn. Do đáp ứng của cơ thể với nhiễm trùng là phản ứng viêm gây sốt.

ARDS có thể tiến triển nhanh hơn ở những người nhiễm COVID-19 thể nặng. Các nghiên cứu cho thấy có 17% trong tổng số người nhiễm COVID-19, đã mắc biến chứng nguy hiểm ARDS. Trong số đó, 11 trường hợp tiến triển năng hơn trong một thời gian ngắn và Tu vong do ARDS hay các biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguồn: Health

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/tai-sao-hoi-chung-suy-ho-hap-cap-do-virus-sar-cov-2-la-nguyen-nhan-chinh-gay-tu-vong-20200322181327189.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Em hỏi BS điều trị có kiêng ăn mặn không thì BS nói không cần, bảo bệnh của em không sao, nhưng em vẫn thấy lo.
  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY