Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

Hội nghị Tổng kết 9 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Cơ hội quý báu để hoàn thiện Luật

Ngày 29/7, Hội nghị Tổng kết 9 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của đại diện 31 Sở Y tế các tỉnh thành cùng đại diện một số bệnh viện.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chủ trì Hội nghị.

Phát biểu tại buổi tổng kết, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến khẳng định, Luật khám bệnh, là luật lớn, là luật đinh, là luật rất quan trọng. Luật có tính tác động đến tất cả mọi người từ lúc trong bụng mẹ đến lúc nhắm mắt xuôi tay, chính vì thế luật phải chặt chẽ. Qua ý kiến từ các đại biểu để bổ sung, chấn chỉnh luật sao cho thật toàn diện, phù hợp.

Báo cáo tổng kết, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, qua 9 năm thực hiện, Luật Khám bệnh, đã góp phần chuẩn hóa kỹ năng thực hành y khoa gắn với chất lượng dịch vụ khám (KCB) thông qua việc quy định điều kiện tối thiểu để cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và giấy phép hoạt động cho các cơ sở KCB. Tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam đã tiếp cận được với các kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới.

Luật cũng góp phần tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ KCB của người dân: Sau 9 năm thực hiện, hiện nay cả nước có 49.625 cơ sở KCB (trong đó có 250 BV tư nhân và 35.000 phòng khám) với tỷ lệ 8,2 bác sĩ/10.000 dân, cao hơn một số nước trong khu vực; số giường bệnh/vạn dân đạt mức 26,5; 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc; 95% trạm y tế xã có bác sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; 99% thôn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động; 76% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Cơ cấu trình độ chuyển biến theo hướng tích cực; đến nay trình độ từ đại học trở lên đạt 30,7%; cao đẳng đạt gần 23%; trung cấp đạt 8,3% và sơ cấp đạt 38%. Số lần khám bệnh đạt gần 230 triệu lượt, trong đó khoảng 178 triệu lượt khám BHYT...

Về quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi đến các cơ sở KCB không bị phân biệt đối xử, không có sự phân biệt giàu nghèo hay vị trí xã hội. Tất cả người bệnh đều được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị, kể cả trường hợp tham gia nghiên cứu y sinh học. Đã thực hiện việc cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án, niêm yết công khai giá dịch vụ và giải thích về các khoản chi trong hóa đơn nếu có yêu cầu. Kết quả khảo sát cho thấy có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ hài lòng của người bệnh, đạt khoảng 80% ở các loại khảo sát khác nhau. Hằng năm thu hút khoảng 300.000 lượt người nước ngoài đến KCB tại Việt Nam...

Luật khám bệnh, chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh... Ảnh: TM

Bên cạnh những thành quả đạt được, luật cũng còn tồn tại một số bất cập. Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định việc phân tuyến kỹ thuật nhưng Luật Bảo hiểm y tế lại quy định việc áp dụng giá theo hạng bệnh viện. Số lượng kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT gồm 17.216 kỹ thuật cho cả 4 tuyến là quá lớn. Trong đó, có nhiều kỹ thuật xuất hiện ở nhiều chuyên khoa khác nhau nhưng lại có các mã khác nhau mặc dù về bản chất là một kỹ thuật.

Quy định về giá dịch vụ y tế không đáp ứng đủ theo tên các danh mục kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ sở KCB, đặc biệt là trong việc thanh toán chi phí BHYT.

Số lượng kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT gồm 17.216 kỹ thuật cho cả 4 tuyến là quá lớn. Trong đó, có nhiều kỹ thuật xuất hiện ở nhiều chuyên khoa khác nhau nhưng lại có các mã khác nhau mặc dù về bản chất là một kỹ thuật.

Về phía người bệnh, luật cũng quy định người bệnh được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản. Tuy nhiên không có quy định về giá trị pháp lý của các thông tin ghi trong bản tóm tắt dẫn đến một số tranh chấp giữa người bệnh, luật sư của người bệnh với cơ sở KCB; Luật không có chế tài hoặc cơ chế giải quyết trong trường hợp người bệnh cố tình không chi trả chi phí KCB. Luật chưa đề cập đến quyền của người bệnh được khiếu nại đối với những sai sót, về chất lượng dịch vụ hay về thái độ phục vụ của nhân viên y tế...

Về cấp chứng chỉ hành nghề, đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề: chưa bao phủ hết các đối tượng tham gia hoạt động KCB trong thực tế như cán bộ khối y tế dự phòng, cử nhân sinh học tham gia xét nghiệm, người đang làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng nhưng có tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ KCB,...

Về phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề, luật chưa quy định cụ thể về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề. Đối với việc xác nhận quá trình thực hành, Luật quy định 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đối với bác sĩ; 12 tháng đối với y sĩ. Điều này gây khó khăn trong quá trình áp dụng thực tiễn đối với các bác sĩ, y sĩ công tác tại trạm y tế. Luật cũng chưa có quy định cụ thể về người hướng dẫn thực hành, nội dung hướng dẫn thực hành cụ thể cho từng đối tượng hành nghề.

PGS.TS. Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM mong muốn chứng chỉ hành nghề phải thi và có thời hạn. Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành là để áp dụng cho mọi người hành nghề trên đất nước (kể cả bác sĩ nước ngoài hành nghề trên đất nước ta). Cũng theo BS. Thượng, nên có định hướng đào tạo bác sĩ đa khoa tổng quát ngồi ở phòng khám cơ sở ban đầu; luật nên cho phép có nhiều loại hình KCB để giảm lượng người bệnh tăng cao ở những bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung tâm.

Còn theo BSCKII. Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, đã đến lúc xem lại nhiều chủ trương có còn phù hợp hay không, ví dụ như chủ trương thông tuyến quận huyện. Chủ trương là đi đến tăng năng lực y tế cơ sở, trong khi đó việc thông tuyến ở quận huyện hiện nay vô hình trung dẫn đến hiện tượng số lượng bệnh nhân BHYT đông đúc ở tuyến trên. Người bệnh muốn đến bệnh viện hạng 1 hoặc bệnh viện tuyến Trung ương là không có gì khó, chỉ cần bệnh viện quận huyện viết giấy chuyển viện thì sẽ được đáp ứng.

Lắng nghe toàn bộ ý kiến từ các đại biểu, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, buổi tổng kết là dịp Bộ Y tế lắng nghe các ý kiến phản ánh nhằm phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện để chấn chỉnh, khắc phục nếu áp dụng luật hiện có và làm cơ sở để sửa đổi bổ sung nếu xây dựng luật mới.

Thiên Chương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoi-nghi-tong-ket-9-nam-thi-hanh-luat-kham-benh-chua-benh-co-hoi-quy-bau-de-hoan-thien-luat-n161274.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY