Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Hướng dẫn cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản, dễ làm mẹ nên biết

Áp dụng đúng cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ hô hấp dễ dàng, tránh được tình trạng mũi trẻ bị tắc nghẽn, nhiễm khuẩn, trẻ dễ chịu và bú mẹ, ăn sẽ tốt hơn.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, niêm mạc mũi họng rất mỏng, dễ tổn thương. Do đó cần có nhiều lưu ý đặc biệt trong cách trị đờm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hiệu quả tại nhà. 

Có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là CÓ. Với cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh, những đờm nhớt ứ đọng trong khí quản, phế quản được giải phóng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. 

I. Nguyên nhân khiến trẻ bị đờm trong cổ họng

Đờm là chất nhầy được sản sinh ra nhằm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Sự mất cân bằng sản sinh và loại bỏ chất nhầy sẽ dẫn đến ứ đọng lượng chất nhầy quá nhiều và tạo thành đờm.

Trong vài tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi. Khi trẻ bị cảm lạnh và một số bệnh truyền nhiễm khác sẽ xuất hiện đờm đi kèm. Nghẹt mũi do đờm sẽ dẫn đến nhiều trở ngại cho việc bú và ngủ của trẻ.

Mũi và cổ họng của trẻ chưa hoàn thiện nên gặp nhiều khó khăn để xử lý chất nhầy, điều này sẽ khiến trẻ ho nhiều nhằm bật chất nhầy ra ngoài.

Nguyên nhân gây đờm trong cổ họng của trẻ thường gặp nhất đó là viêm đường hô hấp. Trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do dị ứng theo mùa. Khi thời tiết thay đổi, đường hô hấp của trẻ sẽ thực hiện phản xạ tiết dịch nhiều, dẫn đến ngạt mũi, có đờm. 

Nếu trẻ bị đờm không kèm theo các triệu chứng như sốt, phát ban và dị ứng thì không phải là vấn đề nghiêm trọng.

II. Cách hút đờm trong cổ cho trẻ sơ sinh

Sau đây là hướng dẫn lấy đờm cho bé đúng cách, an toàn từng bước:

Bước 1: 

Đặt bé nằm nghiêng trên giường, dùng chiếc gối nhỏ kê đầu và giữ cố định đầu bé bằng tay. Với cách này, bé sẽ tránh được tổn thương khi lấy đờm.

Bước 2: 

Làm ẩm, lỏng chất nhầy bằng cách nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối S*nh l* vào từng bên mũi bé. Việc này cũng giúp mũi bé không bị tổn thương. Không dùng quá nhiều nước muối sinh lí rửa mũi cho bé vì sẽ khiến khô mũi và miệng bé.

Bước 3: Lau sạch nước mũi và dịch nhầy phun ra bằng khăn xô mềm. 

Bước 4: Nhỏ mũi cho bé mẹ và chờ khoảng hai đến ba phút cho ngấm nước muối vào mũi.

Bước 5: 

Bóp nhẹ dụng cụ hút mũi để đẩy không khí ra ngoài. Nhẹ nhàng đặt đầu dụng cụ hút mũi vào mũi trẻ. Sau đó mẹ thả tay nhẹ nhàng để chất nhầy trong mũi bé theo đó ra ngoài. Tránh cho dụng cụ vào quá sâu trong mũi bé.

Bước 6: Dùng tăm bông hoặc giấy ăn mềm để làm sạch dụng cụ. Tiếp tục làm khô và hút hết dịch còn sót lại trong mũi.

III. Những lưu ý khi thực hiện cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

- Chỉ nên hút mũi 1 -2 lần/ngày và khi cảm thấy thực sự cần thiết Không nên lấy đờm cho bé quá 2-3 lần một ngày hoặc nhiều ngày liên tiếp. Nếu hút nhiều sẽ có thể dẫn đến  tổn thương niêm mạc mũi, làm giảm chức năng cản bụi, vi khuẩn ở mũi và gây nặng hơn tình trạng chảy nước mũi.

- Lấy đờm với thao tác nhẹ nhàng và dứt khoát để không làm tổn thương mũi bé.

- Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

- Thời điểm hút mũi thích hợp nhất là sau khi trẻ ăn được 30 phút. Tránh việc hút mũi khi trẻ vừa ăn xong vì có thể dẫn đến nôn ói. 

- Nên kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu sau 2 ngày, trẻ vẫn chảy nước mũi, nghẹt mũi nặng, có dịch mủ vàng hay xanh.

- Lựa chọn dụng cụ hút mũi đúng kích cỡ, phù hợp với bé.

Các loại dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh: 

Ba mẹ có thể lựa chọn một trong những dụng cụ hút đờm cho bé sau đây với kích thước phù hợp cho trẻ sơ sinh:

- Dạng bầu hút  dùng tay để tạo lực và có thể hút ra, hút vào

- Dạng bầu hút có hình dạng L, sử dụng miệng để tạo lực. Đây là loại khá phổ biến.

- Loại máy sử dụng pin, giúp tiết kiệm lực.

Nhiều mẹ dùng miệng hút đờm cho bé. Tuy nhiên, đây là cách không đảm bảo vệ sinh an toàn vì có thể lây truyền những loại vi khuẩn có trong khoang miệng của mẹ trực tiếp sang cho bé.

IV. Các cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh khác 

+ Vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, theo nhịp thở của trẻ để làm long đờm nhớt. 

Cách vỗ rung long đờm:

- Trước khi thực hiện kỹ thuật này khoảng 2 giờ, mẹ nên cho bé nhịn ăn. Phun khí dung cho trẻ giúp loãng đờm và dễ dàng tống xuất hơn. 

- Khi thực hiện kỹ thuật này xong, ba mẹ cần ôm ấp vỗ về để bé giảm khóc, giảm khó chịu. 10 phút sau đó, bạn cho bé uống nước ấm rồi mới được cho bé bú.

- Có 4 bước tiến hành: Thông mũi họng, Hỉ mũi, Chặn gốc lưỡi, Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra AFE. Thông thường, thời gian thực hiện là khoảng 10-15 phút. Số lần thực hiện điều trị được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé. 

Ngay từ khi kỹ thuật viên bơm nước muối vào mũi, trẻ thường sẽ khóc nhiều vì cảm giác khó chịu. Chính phản xạ khóc của trẻ sẽ giúp việc tống xuất đờm dễ dàng và loại bo đờm nhớt ra nhiều và nhanh.  

+ Gối đầu

Kê một chiếc gối nhỏ khi bé nằm ngủ. Với cách này, bé hô hấp dễ dàng hơn.

+ Xông hơi

Tình trạng tắc nghẽn mũi sẽ giảm bớt đi khi thay đổi độ ẩm và khong khí. Có thể cho bé xông hơi trong phòng tắm vài phút.

+ Làm ẩm không khí

Tình trạng khô mũi cũng có thể xảy ra do không khí khô. Nên đầu tư máy làm ẩm không khi để giúp mũi bé thông thoáng hơn.

+ Cách trị đờm bằng tinh dầu tràm

Dùng Thu*c không phải là  cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh tốt nhất vì sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có để sớm loại bỏ tình trạng đờm đọng nhiều trong cổ họng dễ dàng.

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió giúp điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp. Bên cạnh đó, mùi hương của tinh dầu giúp tan đờm trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé hoặc dùng đèn xông tinh dầu khuếch tán mùi hương. Hoặc nhỏ tinh dầu vào khăn, yếm của bé. Cẩn thận để tránh tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ, nhất là tinh dầu cô đặc.

+ Dùng lá hẹ để trị đờm cho trẻ sơ sinh

Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần kết hợp thêm các cách long đờm cho trẻ khác từ thảo dược thiên nhiên.

Bạn có thể tham khảo một số bài Thu*c sau: 

Lá hẹ là thành phần được sử dụng hiệu quả trong nhiều bài Thu*c trị ho, đờm từ Đông Y. Có thể kể đến như:

- Hẹ chưng đường phèn – Chữa ho có đờm do nhiễm lạnh

Cách thực hiện:

+ Rửa sạch 5-7 lá hẹ, cắt ngắn, trộn thêm 1 muỗng đường phèn. 

+ Hấp cách thủy 15 phút, chắt lấy nước. 

+ Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng nhỏ. Uống khoảng 3-5 ngày.

- Kết hợp Lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực giúp trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện:

Chuẩn bị nguyên liệu gồm:

+ Một nắm lá hẹ, 10-20 gr hạt chanh, 15 gr hoa đu đủ đực.

+ Rửa sạch các nguyên liệu này, sau đó giã nát. 

+ Trộn đường phèn rồi hấp cách thủy 30 phút. 

+ Mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

Sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu trẻ bị đờm kèm với những cơn ho kéo dài. Hi vọng với những cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ đờm, nhớt ứ đọng hiệu quả nhất.

La Dang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/huong-dan-cach-lay-dom-cho-tre-so-sinh-don-gian-de-lam-me-nen-biet-355962.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/huong-dan-cach-lay-dom-cho-tre-so-sinh-don-gian-de-lam-me-nen-biet-355962.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/huong-dan-cach-lay-dom-cho-tre-so-sinh-don-gian-de-lam-me-nen-biet-355962)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY