Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khi chở trẻ em trên ô tô, cần lưu ý những gì?

Việc chở trẻ em trên ô tô, người lớn cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn để tránh xảy ra những sự cố thương tâm.

việc chở trẻ em trên ô tô, người lớn cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn để tránh xảy ra những sự cố thương tâm.

Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi có trẻ em trên xe ô tô:

Luôn thắt dây an toàn

Khi chở trẻ em trên ô tô, cần lưu ý những gì? - Ảnh 1

Thắt dây an toàn cho trẻ em là một việc làm đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng. dù trẻ ngồi ghế riêng hay có thể ngồi cùng ghế người lớn thì đều nên thắt dây cho con hoặc nhắc con thắt dây an toàn. đây là hành động cơ bản, bắt buộc đầu tiên để hình thành thói quen cho trẻ khi bước vào xe hơi.

Đã có nhiều sự bất cẩn và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng do quên thắt dây an toàn.

Cần có ghế riêng

Khi chở trẻ em trên ô tô, cần lưu ý những gì? - Ảnh 2

Hầu hết người Việt chưa chú ý đến điều này. Ghế trên ôtô được thiết kế dành cho người lớn, do đó tầm vóc của trẻ sẽ lọt thỏm trong lòng ghế, khiến trẻ dễ bị dịch chuyển, lắc lư và dây an toàn không thể thắt gọn.

Do đó, theo các chuyên gia, tùy vào thể hình phát triển của trẻ, nhưng trẻ em khoảng 12 tuổi trở xuống nên có ghế riêng, cài đặt thêm. những ghế này với hệ thống dây an toàn riêng sẽ thắt gọn gàng vào người trẻ, đảm bảo an toàn và không khiến trẻ bị xê dịch khi xe chạy qua đường xấu, vào cua.

Cho trẻ ngồi đúng chỗ

Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc có trọng lượng hoặc chiều cao dưới mức trung bình của trẻ em dưới 12 tuổi bắt buộc phải ngồi ghế sau. tương tự, trẻ em dưới 4 tuổi nên ngồi ở hàng ghế sau ở vị trí có thể lắp ghế trẻ em. ghế ngồi riêng của trẻ nên đặt sao cho mắt trẻ có thể quan sát không gian bên ngoài để tránh mệt mỏi, say xe.

Khi chở trẻ em trên ô tô, cần lưu ý những gì? - Ảnh 3

Nhiều gia đình do nuông chiều con hoặc để có cảm giác bố mẹ gần gũi con cái, nên thường để trẻ ngồi cùng ở hàng ghế trước hoặc ngồi ngay trên bậu tỳ tay giữa xe. Đây là những vị trí rất nguy hiểu nếu chẳng may phanh gấp, quán tính khiến trẻ lao vào kính lái hoặc bảng tap-lô.

Không để trẻ chơi đùa trên xe

Trẻ em chơi đùa trên xe thường bị cuốn theo trò chơi, không làm chủ được hành động, không thể ngồi yên tại chỗ, nên dễ bị ngã va chạm vào các bộ phận trên xe dẫn đến chấn thương, đặc biệt khi xe chạy nhanh, đổi hướng.

Cố định hành lý

Bạn không nên để hành lý cồng kềnh ở trên kệ sau hàng ghế thứ 2, nơi trẻ em thường ngồi. nếu để hành lý nặng ở đây, chúng sẽ đổ ập xuống trẻ nhỏ khi xe phanh gấp. nếu bắt buộc phải để đồ đạc ở đó, bạn phải gia cố chúng thật chắc chắn bằng dây, móc.

Khóa cố định các cửa

Tính tò mò của trẻ khiến các bé có thể thử mở bất cứ thứ gì trong tầm tay, tầm mắt. Do đó, các tài xế là phụ huynh khi lên xe cần chắc chắn các cửa đã khóa an toàn trước khi cho xe lăn bánh. Nếu cẩn thận hơn, có thể khóa cố định cửa từ bên trong ở chế độ khóa trẻ em.

Không dùng điện thoại khi lái xe

Đây là một trong những nguyên nhân gây xao nhãng hàng đầu khi lái xe. Khi chở thêm trẻ em, việc này càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Vì sự an toàn của chính bạn và trẻ nhỏ, hãy nghe điện thoại đúng lúc và đúng chỗ.

Che nắng cho trẻ

Vào những ngày hè, ngồi trong xe dù có điều hòa không nóng nhưng ánh nắng mặt trời chiếu vào da trẻ qua lớp cửa kính rất nguy hiểm cho làn da non. Vì thế, nên có rèm hoặc những tấm che cửa sổ để sử dụng vào ngày trời nắng.

Không để trẻ một mình

Điều tối kỵ không được mắc phải là để trẻ em một mình trên xe. trẻ có thể đạp nhầm ga, gạt cần số khiến xe di chuyển ra đường, lao xuống vực…ngoài ra, trẻ cứ ở lỳ trong xe mà không bật điều hòa hoặc ngủ quên thời gian lâu sẽ dẫn đến ngộ độc khí co, hay sốc nhiệt gây Tu vong.

Để trẻ chơi xung quanh ô tô khi đỗ cũng là một việc làm vô cùng nguy hiểm. trẻ em sẽ gặp nguy hiểm nếu có chiếc xe khác lao vào, bị bỏng do chạm vào nắp ca-pô hoặc ống xả, bị xe khác sẽ đụng trúng khi lùi xe.

Dừng nghỉ thường xuyên, hành trình hợp lý

Trước mỗi hành trình dài, phụ huynh nên lên lịch trình phù hợp, có nhiều điểm dừng đỗ để trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành, chạy nhảy tái tạo năng lượng cho cơ thể. trẻ em cũng không thể chịu đựng tốt như người lớn nếu muốn đi vệ sinh. nếu trẻ đã biết đi, khi nghỉ giữa đường hạn chế bế ẵm mà để bé tự đi lại, vận động cơ thể cho tỉnh táo.

Luôn để mắt đến trẻ

Cách tốt nhất khi cho trẻ đi ôtô là để trẻ ngồi trên ghế riêng cài đặt thêm ở hàng ghế sau, thắt dây an toàn, phụ huynh lái xe kể chuyện, pha trò hoặc thực hiện những giao tiếp vui vẻ thu hút sự chú ý của trẻ, hoặc đưa trẻ vào giấc ngủ nếu hành trình dài.

Dù trẻ đã ngủ hay còn thức, tài xế nên chủ động liếc kính hoặc quay đầu lại nhìn (với điều kiện đảm bảo an toàn khi lái xe) xem phản ứng của bé như buồn ngủ hay muốn đi vệ sinh, tuột dây an toàn…

Chuẩn bị đủ vật dụng chăm sóc trẻ

Khi chở trẻ em trên ô tô, cần lưu ý những gì? - Ảnh 4

Đồ chơi, đồ ăn vặt, nước uống, đồ vệ sinh cá nhân là những thứ không thể thiếu khi cho trẻ đi ôtô đường dài. Sự hiếu động của trẻ có thể được loại bỏ bằng cách ăn vặt, chơi đồ chơi hoặc xem phim, video trên các thiết bị di động. Tuy nhiên, như những lý do phía trên, những thiết bị này không nên cho trẻ dùng quá lâu vì ảnh hưởng tới thị lực, thần kinh cũng như sự tập trung, ổn định của trẻ.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/gia-dinh-tinh-yeu/khi-cho-tre-em-tren-o-to-can-luu-y-nhung-gi-a327775.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY