Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Khi nào người bệnh tiểu đường được ăn ngọt?

Tiểu đường là căn bệnh quỷ quái khó lường. Muốn cao tay ấn phải tinh ranh hơn căn bệnh, ngay cả trong chuyện kiêng cữ.
Khó tránh kiêng cữ một khi vướng phải bệnh tiểu đường. Sức người có hạn. Đã kiêng có lúc bỗng phát… thèm! Trót thòm thèm càng lúc càng thèm hơn! Đó chính là nỗi khổ dằn vặt triền miên của người bệnh tiểu đường.

Nhiều bệnh nhân đến lúc nào đó đành phá giới để chén một bữa no say. Oái oăm làm sao, cảm giác thèm ăn ghê gớm, thậm chí thèm ăn ngọt, lại xuất hiện khi lượng đường trong máu đã lên cao! Hậu quả là thực khách không về nhà mà lên đường đến phòng cấp cứu sau bữa ăn khoái khẩu!

Trên thực tế có thể phòng tránh chuyện vừa kể không mấy khó. Nhờ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu gần đây, nhờ thầy Thu*c bây giờ hiểu hơn về bệnh tiểu đường và cũng nhờ Thu*c trị tiểu đường bây giờ công hiệu hơn xưa, nên chuyện kiêng cữ của người bệnh tiểu đường không còn quá khắt khe như ngày trước. Quan trọng chính ở chỗ biết nương theo tiến trình biến dưỡng chất đường để ăn mà không hại.

Trước hết, đường huyết phải tăng cao sau bữa ăn. Chuyện đương nhiên với mọi người nhưng trầm trọng hơn ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu đến bữa ăn kế tiếp mà lượng đường trong máu vẫn còn cao thì đường huyết tất nhiên sẽ bội tăng hơn nữa sau bữa ăn.

Nhiều người bệnh, dù uống Thu*c nghiêm túc, vẫn có lượng đường trong máu khó trở về định mức bình thường chẳng qua vì đường huyết cứ tiếp tục “góp gió thành bão” sau mỗi bữa ăn! Trên cơ sở vừa phân tích, muốn ăn nhiều hơn thường ngày một chút, thậm chí muốn thưởng thức món ngọt một chút cho bớt thèm, chỉ cần đợi đến lúc đường huyết xuống thấp, càng thấp càng tốt, hãy ngồi vào bàn ăn.

Nếu có máy đo đường bên mình thì chuyện xác định lượng đường trong máu chỉ mất không đầy nửa phút. Nhưng nếu không có máy đo cũng không mấy quan trọng vì người bệnh tiểu đường nào hầu như cũng quá quen với cảm giác “hạ đường huyết”. Khi đó người bệnh có thể yên tâm thưởng thức chén cơm đầy, hay chọn món đang thèm, chén chè nhỏ, miếng bánh ngọt đừng quá lớn… thay cho bữa ăn rau cải chán phèo thường ngày mà không sợ đường huyết tăng cao. Như thế, mỗi lần muốn ăn ngon ngọt chỉ cần ráng nhịn ăn nhiều giờ để khoảng cách giữa hai bữa ăn càng xa càng tốt, nhịn hẳn một bữa càng hay.

Thêm vào đó, đừng quên vận động cho đổ mồ hôi trước giờ ăn để góp phần kéo đường huyết xuống thấp. Quan trọng hơn nhiều là vận ngay sau bữa ăn để xài cho hết lượng đường thặng dư trong máu. Rửa chén, lau nhà, quét dọn, đi bộ… làm gì cũng được, miễn là vận động. Nhưng cũng đừng quên uống nước sau khi vận động để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất qua mồ hôi. Nước khoáng thiên nhiên vì thế tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Đường huyết của nhiều bệnh nhân rõ ràng ổn định sau khi người bệnh uống đủ lượng nước hàng ngày để góp phần pha loãng lượng đường trong máu. Đừng sợ uống nước rồi tiểu nhiều, tiểu đêm. Cảm giác khát nước là do lượng đường trong máu tăng cao. Chỉ hết khô cổ nếu kiểm soát được đường huyết. Thiếu nước thì có thừa Thu*c đặc hiệu cũng bằng không!

Tiểu đường là căn bệnh quỷ quái khó lường. Muốn cao tay ấn phải tinh ranh hơn căn bệnh, ngay cả trong chuyện kiêng cữ. Khéo chọn lúc đường huyết xuống thấp có thể yên tâm thưởng thức “gói khi đói” mà không sợ hậu quả như với “miếng khi no” khi lượng đường trong máu hãy còn cao. Cần gì phải đợi đến bệnh tiểu đường, chuyện gì cũng thế, tránh sao cho khỏi tràn ly nếu muốn rót cho nhiều mà chọn cốc đã đầy?!

Theo BS Lương Lễ Hoàng, Phòng Khám EUROVIE, TPHCM
Trích từ ấn phẩm “Viết vì người bệnh tiểu đường”
Luonglehoang.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khi-nao-nguoi-benh-tieu-duong-duoc-an-ngot-n353528.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY