Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Khi uống Thuốc không được uống rượu

Từ trước tới giờ ông Luân vốn khoẻ mạnh chẳng mấy khi phải dùng đến Thuốc. Nhưng gần đây ông đi tiểu thấy khó, lại đau nên ông mới chịu đi khám bệnh.
Từ trước tới giờ ông Luân vốn khoẻ mạnh chẳng mấy khi phải dùng đến Thuốc. Nhưng gần đây ông đi tiểu thấy khó, lại đau nên ông mới chịu đi khám bệnh. Bác sĩ cho biết ông bị viêm đường tiết niệu và kê đơn cho ông Thuốc kháng sinh về nhà uống.

Như thường lệ, sáng dậy là ông lại làm chén rượu, rồi mới ăn sáng, uống Thuốc. Có hôm uống rượu xong ông lấy Thuốc ra uống rồi mới ăn sáng. Cái thói quen uống rượu buổi sáng đã hình thành ở ông nhiều năm nay. Bà Luân góp ý không nên uống rượu khi bụng đói vì như vậy rất có hại nhưng ông không nghe, còn bảo: ông có uống nhiều đâu, mỗi ngày có hai chén, sáng một chén và tối một chén...

Bình thường thì bà phải chịu, chứ bây giờ ông Luân đang uống Thuốc mà cứ uống rượu thế kia làm bà Luân lo lắm. Có lần bà xem vô tuyến chuyên mục sức khoẻ thấy người ta nói uống Thuốc thì không được uống rượu, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Bà khuyên ông Luân hãy kiêng rượu một thời gian đã nhưng ông vẫn không nghe... nên bà đành phải chạy ra trạm y tế xã cầu cứu bác sĩ.

Nghe bà Luân trình bày về mối lo lắng của mình, bác sĩ đã đồng ý tới nhà rồi từ từ giải thích với ông Luân. Bác sĩ nói cho ông Luân hiểu:

- Đối với cơ thể chúng ta, rượu hay cồn được xem như là chất độc không hơn không kém. Cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu bia là hệ thần kinh trung ương. Uống rượu lâu dài sẽ bị nghiện rượu là bệnh được xếp vào nhóm “bệnh tâm thần” ngang hàng với nghiện M* t*y, kế đến là dễ bị xơ gan rồi đến viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Chính tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, hại gan, dạ dày… của rượu kể trên mà có nhiều Thuốc không được dùng chung với rượu. Nếu dùng chung sẽ khiến tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần sẽ gây ngộ độc, làm cho tác dụng của Thuốc tăng lên hoặc giảm đi gây ra những hậu quả rất bất lợi cho người sử dụng, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Đối với kháng sinh mà ông đang uống có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ do Thuốc gây ra và giảm hiệu quả điều trị của Thuốc (nghĩa là vẫn uống Thuốc điều trị mà bệnh vẫn không khỏi). Vì vậy, người bệnh không được uống rượu trong thời gian dùng Thuốc nói chung và Thuốc kháng sinh nói riêng.

Thấy người có chuyên môn khuyên bảo nên ông Luân nghe ra. Ông đã không còn uống rượu trong thời gian dùng Thuốc để việc chữa trị đạt hiệu quả.

Bảo Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-uong-thuoc-khong-duoc-uong-ruou-19535.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, em muốn làm xét nghiệm để biết mình có bị nhiễm vi trùng H.Pylori để ngừa loét dạ dày thì phải làm thế nào ạ? Cần có những xét nghiệm gì? Đến đâu để làm các xét nghiệm trên? Giá cả bao nhiêu? Em cảm ơn nhiều.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY