Tâm sự hôm nay

Khởi động Chiến dịch “An toàn trên mạng cho trẻ em gái”

Hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10), ngày 6/10, tại đại sứ quán Thụy Điển, bà Ann Måwe, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển tại Việt Nam trở thành người đầu tiên ký tên ủng hộ thư mở gửi Facebook, Twitter, Instagram và Tiktok, được khởi xướng bởi tổ chức Plan International, nhằm kêu gọi xây dựng môi trường mạng xã hội an toàn cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.

Đây là bức thư đại diện cho 14,000 em gái tại 22 quốc gia trên toàn thế giới gửi tới facebook, twitter, instagram và tiktok với thông điệp "bây giờ là lúc tất cả chúng ta cần hành động để trẻ em gái được an toàn trên mạng".

Trong buổi làm việc, bà đại sứ rất vui mừng gặp lại phương anh, 21 tuổi, em gái đã được bà trao quyền làm đại sứ trong chuỗi sự kiện trao quyền cho trẻ em gái năm 2019 và ý nhi, 18 tuổi, thành viên ban tham vấn thanh niên của tổ chức plan international, tham gia đồng hành cùng phương anh trong sự kiện lần này. bà đặc biệt tâm đắc với phần chia sẻ của ý nhi về thực trạng bắt nạt trên mạng "chúng em rất thích sử dụng mạng xã hội, nhưng tại việt nam, em và nhiều bạn nhận ra việc tham gia mạng xã hội không còn đơn giản như chúng em đã từng nghĩ. nhiều bạn chỉ đơn thuần chia sẻ hình ảnh, quan điểm cá nhân nhưng lại nhận được những lời chỉ trích, phê bình rất tiêu cực. không quá khó hiểu nếu như bây giờ hình ảnh đưa lên mạng được trau chuốt, chỉnh sửa kỹ càng hơn, và có phần khác nhiều so với thực tế. rất nhiều người không chịu được những lời phán xét, có bạn rơi vào trầm cảm".

Bắt nạt trên mạng xã hội không chỉ là vấn đề của riêng việt nam. khảo sát toàn cầu của plan international thực hiện đã chỉ ra rằng có hơn một nửa (58%) em gái từng bị quấy rối và xâm hại trên mạng. nghiên cứu cũng cho thấy cho thấy facebook là nền tảng có nhiều vụ quấy rối xảy ra nhất, với tỉ lệ bị xâm hại lên tới 39%. tình trạng quấy rối trên mạng cũng hiện hữu trên nhiều nền tảng xã hội khác, có thể kể tới instagram (23%), whatsapp (14%), snapchat (10%), twitter (9%) và tiktok (6%). trước thực trạng đáng báo động về vấn đề này, plan international đang kêu gọi mọi người cùng kí vào một lá thư đề nghị các công ty mạng xã hội có những hành động cụ thể, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em gái trên mạng.

Bà sharon kane, giám đốc quốc gia tổ chức plan international cho biết "kết quả của bài nghiên cứu này có được sau quá trình chúng tôi lắng nghe những chia sẻ của 14,000 em gái tới từ nhiều khu vực trên khắp thế giới. dù các em sống ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng đáng buồn thay lại đều có chung những trải nghiệm tiêu cực về việc quấy rối và phân biệt."

Sau khi nghe những chia sẻ về thực trạng quấy rối trên mạng tại việt nam, bà ann måwe cũng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. bà nhấn mạnh vai trò của cha mẹ và nhà trường là phải bảo đảm an toàn cho các em trên mạng, tuy nhiên vẫn cần tôn trọng không gian riêng tư của các em.

"giống như trong thư, nhiều người lập luận rằng phụ nữ đưa thông tin lên mạng thì đương nhiên phải chuẩn bị tinh thần cho những lời phán xét và chỉ trích. nhưng tại sao chúng ta không lật ngược lại vấn đề này, rằng mạng xã hội là nền tảng chào đón tất cả mọi người. phụ nữ và trẻ em gái hoàn toàn có quyền được thể hiện bản thân cũng như quan điểm cá nhân trên đó. họ xứng đáng được lắng nghe, thay vì nhận những lời chỉ trích, bình phẩm không mang tính xây dựng"- bà ann måwe nhấn mạnh.

Đại sứ quán thụy điển tại việt nam và tổ chức plan international kêu gọi sự tham gia của mọi người nhằm kiến tạo một môi trường mạng an toàn hơn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. tham gia ký thư tại: https://plan-international.org/vi/toan-tren-mang-cho-tre-em-gai

NGUYỄN SÍU

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/khoi-dong-chien-dich-an-toan-tren-mang-cho-tre-em-gai-20201006170532943.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY