Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Kiên quyết không để dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona xuất hiện, lây lan trong trường học

Đó là một trong những nội dung trong Kế hoạch ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra được Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh ban hành ngày 2/2.

Kế hoạch này nhằm huy động sức mạnh toàn hệ thống chính trị ngành Giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh vào việc phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; đồng thời thông tin kịp thời, chính xác để nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ giáo viên, nhân viên cùng phụ huynh, học sinh, sinh viên toàn ngành tự dự phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng; phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, xử lí kịp thời, không để xảy ra dịch trong các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, cung cấp đầy đủ tình hình dịch bệnh, mức độ nguy hiểm, công tác phòng, chống dịch… giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, sinh viên không hoang mang, không sợ hãi và cũng không mất cảnh giác, bình tĩnh đối phó với dịch bệnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo (có Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia), phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên, nhằm theo dõi và tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, học viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường. Chủ động phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh; xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh Corona; báo cáo về Ban Chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Các trường phải phối hợp với phụ huynh để nắm bắt kịp thời tình hình, diễn biến sức khỏe học sinh. Trường hợp học sinh đến những vùng có dịch, có các triệu chứng sốt, ho, khó thở… phải được đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám, không cho các em đến trường khi sức khỏe chưa ổn định. Nhà trường nhập sổ theo dõi sức khỏe học sinh, đề nghị phụ huynh báo lại kết quả kiểm tra của bệnh viện, nộp giấy khám sức khỏe hoặc giấy nhập viện (để không tính vào ngày nghỉ) và có kế hoạch cho học sinh học bù để đảm bảo chương trình giáo dục.

Theo dõi và quản lý tốt sức khỏe học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường nhằm phát hiện sớm các trường hợp bất thường, nghi mắc bệnh để thông báo ngay cho cơ quan y tế khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch bệnh xuất hiện và lây lan trong trường học.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có trường hợp mắc bệnh, phải thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương; hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (điện thoại đường dây nóng: 08.69.577.133) để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, yêu cầu các đơn vị rà soát và nắm danh sách học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ nhân viên hoặc người thân của học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ nhân viên trở về từ những nơi có vùng dịch và từ vùng có nguy cơ lây nhiễm cao dịch bệnh Corona; báo cáo khẩn về Sở Giáo dục và Đào tạo ngay trong ngày 3/2/2020 và cập nhật thường xuyên khi còn dịch, bệnh.

Hướng dẫn học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Nhà trường chủ động trang bị sẵn khẩu trang, nước súc miệng, nước rửa tay, sẵn sàng cung cấp (miễn phí) cho giáo viên, học sinh quên mang theo.

Phân công giáo viên, nhân viên trực cổng trường để quan sát học sinh khi vào trường, kiểm tra các biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi… Hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Nhân viên y tế trường học được trang bị đồ bảo hộ y tế; khi tiếp xúc, kiểm tra sức khỏe cho học sinh phải sử dụng bao tay y tế, khẩu trang, trang phục y tế; thường xuyên sát khuẩn để tránh lây nhiễm.

Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/giao-duc/kien-quyet-khong-de-dich-viem-duong-ho-hap-cap-do-virus-corona-xuat-hien-lay-lan-trong-truong-hoc-20200202144219531.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, tôi muốn làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Vì nhiều lí do tế nhị nên tôi có thể gửi mẫu máu khô đến cơ sở xét nghiệm được không? Nhờ Mangyte cho tôi một số địa chỉ xét nghiệm AND tại TPHCM cũng như giá cả tiến hành xét nghiệm này như thế nào? Xin cảm ơn Mangyte. (Đình Kiên – Long An),
  • Mangyte ơi, cho em hỏi ở TPHCM em nên đưa con em đi tiêm chủng ở đâu, thời gian nào có thể đi tiêm được ạ? Công việc của em rất bận nên muốn biết lịch để còn sắp xếp đưa cháu đi tiêm. Mangyte giúp em nhé, em cảm ơn!
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào Mangyte, Tôi ở quận Bình Thạnh, TPHCM muốn nhờ Mangyte tư vấn một số thông tin về dịch vụ khám bệnh tại nhà có uy tín. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và mất ngủ thường xuyên không tiện đến BV khám vì sức khoẻ yếu. Mong Mangyte giúp đỡ, xin cảm tạ. (Chu Lệ Hà - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY