Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Làm gì để thực hiện được mục tiêu 90-90-90?

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 của Liên hợp quốc

(90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng Thu*c kháng virut và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng Thu*c kháng virut kiểm soát được số lượng virut ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác). Vậy hiện chúng ta đang ở đâu và cần làm gì để thực hiện mục tiêu này?

HIV vẫn diễn biến phức tạp

Báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong 6 tháng đầu năm đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV trong cả nước. So với cùng kỳ năm 2017, số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện giảm khoảng 3%; số trường hợp AIDS giảm khoảng 27%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng trở lại trong nhóm nghiện chích M* t*y, nam quan hệ T*nh d*c đồng giới và phụ nữ B*n d*m. Một điểm đáng lưu ý là sự gia tăng số người sử dụng M* t*y tổng hợp dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ T*nh d*c không an toàn có khả năng dẫn đến nguy cơ đợt dịch mới xuất hiện trong nhóm trẻ.

Chúng ta đang ở đâu của mục tiêu 90-90-90?

Theo thông tin từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện số người nhiễm HIV ước nhiễm trong cộng đồng là khoảng 248.000 người, trong đó mới có 185.000 người biết tình trạng HIV của mình (chiếm 75%); 127.000 người trong số biết được tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị ARV (chiếm 69%) và 118.110 người trong số người được điều trị ARV có tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện (chiếm 93%). Như vậy, cần phải rất nỗ lực mới có thể hy vọng đạt được mục tiêu 90-90-90 với số người nhiễm ước nhiễm trong cộng đồng.

Cần làm gì để thực hiện mục tiêu 90-90-90?

Mục tiêu thứ nhất: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân, mọi người cần phải đi xét nghiệm HIV sau khi có hành vi nguy cơ cao hoặc nghĩ mình có thể bị nhiễm HIV. Vì chỉ có xét nghiệm mới biết được tình trạng nhiễm HIV. Hiện ở nước ta có nhiều loại xét nghiệm nhưng có hai loại chính là xét nghiệm tìm kháng thể và xét nghiệm tìm kháng nguyên. Việc xét nghiệm sẽ cho chúng ta kết quả dương tính hay âm tính với HIV; có thể được thực hiện tại cộng đồng, trạm y tế xã và các cơ sở y tế.

Nước ta đã và đang triển khai đa dạng các phương pháp tiếp cận tư vấn xét nghiệm tại các tỉnh dự án: Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng; xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích chung; tự xét nghiệm; xét nghiệm trong trại giam; xét nghiệm máu, dịch miệng... Đã có 1.345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó 1.250 phòng xét ngiệm sàng lọc HIV ở tất cả 100% số huyện; 138 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người không hiểu lợi ích của xét nghiệm sớm nên không đi hoặc ngại đi xét nghiệm hoặc sợ lộ danh tính nên phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện muộn trong quá trình khám, chữa bệnh.

Mục tiêu thứ hai: 90% người nhiễm HIV được chẩn đoán điều trị bằng Thu*c ARV. Hiện người bệnh sẽ được điều trị ngay khi chẩn đoán nhiễm HIV bằng Thu*c kháng virut ARV. Việc điều trị bằng ARV sẽ giúp cơ thể khỏe, giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, giảm lây truyền sang bạn tình hoặc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Người nhiễm HIV được chẩn đoán và điều trị ngay trong ngày hoặc sớm trong tuần với 429 cơ sở điều trị tại 63/63 tỉnh, thành phố. Thu*c ARV hiện đang được miễn phí, các chi phí khác BHYT sẽ chi trả. Bắt đầu từ 1/1/2019 sẽ tiến hành chi trả Thu*c ARV qua BHYT tại một số điểm điều trị ARV.

Việc triển khai điều trị ARV đã được mở rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 429 cơ sở điều trị, 652 trạm y tế cấp phát Thu*c ARV và triển khai điều trị ARV tại 32 trại giam và 2 trại tạm giam. Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện mục tiêu này là nhiều người chưa nhận thức được lợi ích của điều trị ARV, còn chủ quan khi thấy mình khỏe mạnh và sợ lộ danh tính...

Mục tiêu thứ 3: 90% người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế/ phát hiện (ngưỡng phát hiện là số lượng HIV máy có thể phát hiện được; ngưỡng ức chế là ngưỡng cho biết điều trị có hiệu quả, tải lượng virut là số virut/1ml máu, K=K nghĩa là không phát hiện = không lây truyền).

Lợi ích khi đạt được tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện là không làm lây truyền HIV sang bạn tình và điều trị ARV có hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ điều trị và xét nghiệm tải lượng virut định kỳ, năm đầu xét nghiệm 2 lần và những năm sau một lần/năm và bệnh nhân cần phải biết được hiệu quả điều trị thông qua tải lượng virut này.

Xuân Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-thuc-hien-duoc-muc-tieu-90-90-90-n151551.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY